TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH SÀI GÒN - MỸ THO (CƠ BẢN ) DÀNH CHO HƯỚNG DẪN VIÊN

 

TUYẾN DU LỊCH MỸ THO

THUYẾT MINH DU LỊCH

Vòng xoay Phú Lâm:

Xây dựng 10-12-1994 và hoàn thành 27-12-1995. –Do công ty TNHH Lê Phan và Công ty thương mại xây dựng Gia Định thi công. Tổng kinh phí xây dựng là 67 tỉ đồng

Phía phải là đường Bà Hom đi Lê Minh Xuân, và đi Phật Cô Đơn. Trước đây góc đường Bà Hom là chợ Phú Lâm, do mở đường nên đã dời chợ Phú Lâm xuống cách điểm cũ khoảng 300m

Dự án mở đường Hùng Vương:

Ngày 18-4-1997 Thủ tướng chính phủ đã thông qua dự án nâng cao, mở rộng đường Hùng Vương, đoạn từ nút giao thông Phú Lâm đến ngã ba An Lạc

Theo dự án toàn tuyến đường Hùng Vương dài 5.500m. Đoạn từ nút giao thông Phú Lâm đến mũi tàu Phú Lâm là 1600m, lộ giới xây dựng 40m, mặt cắt ngang với 8 làn xe chạy. Đoạn từ Mũi Tàu Phú Lâm đến ngã 3 An Lạc dài 3900m, lộ giới xây dựng 48m gồm 8 làn xe chạy. Cầu An Lạc mở rộng 39m+2,5m lề mỗi bên. Trọng tải cầu là 30 tấn. Tổng kinh phí là 266 tỷ đồng (trong đó tiền đền bù giải toả 161 tỷ đồng). Ngày 14-4-1997 UBNDTP đã chấp nhận cho công ty dịch vụ Thành phố HCM Inverco thuộc lực lượng Thanh niên xung phong, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, khảo sát định mức nhà cửa, kiến trúc hai bên đường. Dự kiến khởi công năm 1998

Chợ An Lạc:

Nằm số 100 đường Hùng Vương nối dài. Đây là chợ lớn đầu mối các tỉnh miền Tây, chợ nằm cạnh bến xe miền Tây, thuộc huyện Bình Chánh

Tháng 11-1997 Công ty xây dựng Bình Chánh và tập đoàn Bourbon (Pháp) vừa ký hợp đồng thành lập công ty TNHH thương mại và Dịch vụ Siêu Thị An Lạc. Dự kiến đầu tư là 30 triệu USD, xây dựng khoảng 18 thántg, công trình xây dựng với diện tích 10 ha, giới hạn bởi các đường Hùng Vương –Quốc Lộ 1A-hương Lộ 7. Gồm Siêu Thị, cửa hàng ăn nhanh, trạm xăng, bải xe, vườn hoa cây cảnh, và cửa hàng bán lẻ

Công viên Phú Lâm:

Nằm ngay Mũi Tàu Phú Lâm, được xây dựng năm 1988 với nhiều khu vui chơi giải trí, nhà hàng. Trước đây là bãi đồ gỗ xúc, đổ rác, việc cải tạo thành công viên thêm màu xanh cho thành phố

Bến xe Miền Tây:

Được sửa chữa và nâng cấp 1980. Đến năm 1992 thành lập công ty TNHH bến xe Miền Tây, với hơn 200 đầu xe (37% vốn của công ty) tạo cách làm ăn hợp lý

Huyện Bình Chánh:

Huyện Bình Chánh có diện tích 303,3 km2. Đa số sản xuất Nông nghiệp. Đây là huyện goại thành thành phố có diện tích đất nông nghiệp 22.400ha, hàng năm sản xuất 5000 tấn lúa. Ngoài ra còn trồng 3000ha mía

Thị trấn chính của huyện Bình Chánh là An Lạc

Ngã ba An Lạc:

Là điểm cuối của Xa Lộ Đại Hàn (xem phần Đà Lạt)

Cầu Bình Điền:

Dài 123,5m, trọng tải 16 tấn, nhưng hiện nay xuống cấp, được bắt qua rạch Chợ Đệm. Đây là con rạch quan trọng ăn thông với rạch Bến Lức ra sông Vàm Cỏ Đông, từ rạch này cũng có thể theo kinh Tàu Hủ vào cảng Chánh Hưng, bến Bình Đông, Bến cầu Bình Điền: là cơ sở bán cát xây dựng lấy từ sông chợ Đệm. Nhà máy nước mắm Bình Điền, nhà máy phân bón Bình Điền

Cầu Bình Điền bị sập 22h 30 ngày 31/3/1998 do một xà lan chở cát va đập vào chân cầu, gây một chấn động lớn

Chợ Đệm:

Nằm cách cầu Bình Điền 500m, phía phải nằm cạch rạch chợ Đệm. Trước đây giao thông bằng đường bộ chưa phát triển, từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn chủ yếu bằng đường thủy. Chợ Đệm là cửa ngõ thành phố nơi ghe thuyền các nơi đổ về chờ con nước lớn thuận tiện để đi vào Gia Định. Từ thế kỷ 19 chợ Đệm là khu phố khá phát triển

Năm 1883-1885 Thực dân Pháp cho lập tuyến đường sắt Sài Gòn –Mỹ Tho và đặc biệt đầu thế kỷ 20 tuyến đường bộ về miền Tây được xây bdựng (tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho ngưng hoạt động vào năm 1958) nên chợ Đệm chỉ giữ vai trò thứ yếu và trở thành một chợ nhỏ, nằm ở ngã ba sông dầu cầu đức đường thị xã Tân Kiên. Có thể đi đường Lê Minh Xuân –Bà Hom. Chợ Đệm là nơi xứ Ủy Nam kỳ tổ chức 3 hội nghị liên tiếp ngày 17 đến 24/8/1945 để quyết định những vấn đề quan trọng cho Cách Mạng Tháng 8 giải phóng Sài Gòn năm 1989 sinh hoạt ở chợ Đệm trở nên tấp nập nhờ sự hiện diện nhà xây xát Sài Gòn Satake của công ty lương thực thành phố với công suất 600 tấn lúa /ngày. Đây là nhà máy hiện đại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo, hiện nay nhà máy này ngưng hoạt động do lượng gạo từ miền Tây không chuyển lên

Tại sao có tên chợ Đệm:

Trước đây khu vực này chuyên sản xuất các mặt hàng đan lát, đặc biệt là đệm phục vụ cho nông nghiệp tiêu dùng nhân dân. Hiện nay mặc dù là chợ nhỏ nhưng nhân dân ở đây vẫn còn sản xuất những mặt hàng đan lát, ở gần chợ Đệm có cơ sở đan lát rất lớn

Đại lộ Nam Sài Gòn:

Bắc Nhà Bè Nam Bình Chánh, hay còn gọi là đường Bình Thuận. Được xây dựng từ tháng 6-1997, đại lộ thông xe chính thức vào cuối tháng 1-1998, và bắt đầu thu lệ phí cầu đường. Xa lộ Bình Thuận dài 17,8 km, bắt đầu từ khu chế xuất Tân Thuận đến đụng quốc lộ 1. Dự kiến đường rộng 120m với 10 làn xe chạy. Đây là dự án do liên doanh giữa tập đoàn Công ty Xây Dựng Đài Loan và công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng với công ty phát tiển công nghiệp Tân Thuận. Thầu xây dựng Trung Quốc

Đặc điểm bên đường:

Ngã 3 đường Bình Thuận và Quốc Lộ 1: đi tới là xã Tân Túc, qua đoạn này chúng ta thấy phía phải có nhiều khu vực bán Hòn Non Bộ, khu làm tượng cung cấp cho xây dựng, tượng Phật, tượng trang trí

Tới 200m bên phải phở Ao Sen

Phía trái: SACADI: công ty TNHH dây cáp điện Sài Gòn

Đi tới khoảng 200m chợ xã Bình Chánh nằm bên trái. Tới 200m phía phải quán Bảo Ký. Phở Hai Hùm

Tới 400m phía phải: lẩu dê ba Làng

Tới trái Công ty TNHH Thạnh Phát: sản xuất giày

Tới 300m, phải chùa Pháp Đàn

Đến khu vực Gò Đen: Gò Đen thuộc xã Long Hiệp, Bến Lức Long An, nổi tiếng rượu đế. Đi ngang qua khu vực này chúng ta thấy người ta bày bán rất nhiều hai bên đường đựng trong những can nhựa

Tới phía phải UBND xã Long Hiệp

Tới trái gạch bông Đồng Tâm (DoTaLa)

Kế trái công ty TNHH Trường Hưng. Tiếp theo nhiều nhà máy liên tiếp đang được xây dựng. Tới trái nhà máy Duck Boy

Phải: công ty may Long An cơ sở II. Vào thị trấn Bến Lức

Phải trạm xăng dầu Bến Lức. Phải UBND huyện Bến Lức, nhà thờ, trạm điện, chợ Bến Lức cầu Bến Lức

Cầu Bến Lức: Cầu dài 429 m bắt qua sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn phía bên tay trái còn cây cầu củ là cầu của đường xe lửa ngày xưa, hiện nay dùng làm đường địa phương

Sông Vàm Cỏ Đông: 

dài trên 20 km bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Tây Ninh, Long An gặp sông Vàm Cỏ Tây ở Cần Đước, đổ ra cửa Soài Rạp vịnh Gành Rái, đoạn cuối dòng sông rộng trên 1km

Tới phía bên trái Cty TNHH Hoàng Đế Long, thuộc xã Nhật Chánh

Bên phải quán ăn Phong. Thấy hai bên đường bán thơm, thuộc xã Thạnh Đức

Thơm Bến Lức: thơm Bến Lức rất nổi tiếng, đặc biệt thích hợp với vùng đất phèn. Thơm Bến Lức trái không to nặng khoảng từ 1,2 -1,5 kg, có hương vị đặc biệt, trái vàng khi ăn có hương vị lại vừa dòn vừa ngọt, được người ta bày bán hai bên đường

-Tới phía phải Cty TNHH Việt Hưng là Mos Kill thuốc xịt rầy

-Trái có có nhà máy Dệt may của Quân Đội, có kiến trúc đẹp

-Phía bên phải có đường vào huyện Thủ Thừa

Phải trạm xăng dầu Phước Lộc Thọ

-Bưu điện Cầu voi phía phải

-Tới phía trái khoảng 100 m là nhà máy dệt Long An

Nhà máy dệt Long An: nằm khu vực Cầu Voi cách TPHCM 40km là nhà máy dệt khá lớn ở Long An, được trang bị máy móc hiện đại, đặc biệt là vải Katê Long An. Nhà máy dệt Long An được nhiều người biết đến vì ở đây có đội bóng chuyền nữ đẳng cấp A 1 toàn quốc

-Tới Cầu Voi

-Phải trạm xăng dầu Hiệp Thạnh. Tới phải nghĩa trang liệt sĩ Long An, đối diện nghĩa trang là đường đi vào Tân Trụ. Tới phải có quan Quê Hương

-Đến cầu Tân An:

Cầu dài 406 m bắt qua sông Vàm Cỏ Tây, cũng bắt nguồn từ Campuchia, gặp sông Vàm Cỏ Tây ở Cần Đước, đổ ra biển Đông

Nguyễn Trung Trực (1838-1868)

-Phía trái sông Vàm Cỏ Tây vào khoảng 10km, gần ngã ba gặp sông Vàm Cỏ Đông có một Vàm Nhật Tảo. Trên Vàm Nhật Tảo ngày 10-12-1861 người anh hùng xuất thân làm nghề chài lưới Nguyễn Trung Trực chỉ huy đoàn nghĩa quân đã đốt cháy chiến hạm Lorcha thuộc đoàn tàu Espérance (Đoàn tàu Hy Vọng), gây chấn động lớn cho Thực Dân Pháp. Lần đầu tiên người Việt Nam đã đánh đắm Tàu Pháp với trang bị hiện đại, làm nức lòng nghĩa quân

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 làng Bình Nhựt huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức huyện Bến Lức, Long An), trong gia đình chài lưới. Năm 1861 tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đại đồn Chí Hoà thất thủ, ông đứng đầu nhóm chống Pháp Tân An, thường gọi là Quản Lịch, dưới sự chỉ huy chung của Trương Định, cũng năm này ông đốt tàu Pháp trên sông Nhật Tảo. Khi ba tỉnh miền Đông mất, ông ra Bìnbh Định nhận chức lãnh binh, đến giữa năm 1867 lại về Hà Tiên, giữ chức thành thủ uý. Đêm 16-6-1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá làm chủ trong 5 ngày, sau đó rút ra Phú Quốc. Tại đây nhiều trận giao chiến, nghĩa quân trong thế bao vây, lương cạn, bọ ốm đau, đói khát sức khoẻ bị kiệt huệ, ông tự ra nộp mình và bị giải về Sài Gòn, giặc dụ ông hàng ông khẳng khái nói: “Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây:. Ngày 27-10-1868 giặc đã hành hình ông tại Rạch Gia. Nhân dân đã lập đền thờ ông tại Rạch Gia, Phú Quốc và quê hương ông. Đương thời nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt có làm thơ điếu ông:

“Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa

Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỉ thần”

Nguyễn Huỳnh Đức : (1748-1819)

Tên thật là Huỳnh Tương Đức. Ông là danh tướng của Nguyễn Ánh có công giúp Nguyễn Ánh nên được đổi thành họ vua Nguyễn Huỳnh Đức, Ông là người Long An, khi chết được chôn ở quê nhà

Khi vào viếng lăng chúng ta còn thấy những cờ lọng và một số đồ dùng do vua ban thưởng

Nhà máy nước khoáng Lavie:nằm phía phải. Đây là Cty Liên doanh giữa công ty Vitel Pháp và Long An. Hiện nay nước khoáng Lavie đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Giới thiệu sơ nét về Long An:

diện tích 4.338 km2-Dân số: 1,3 triệu người

Cách TP,HCM khoảng 45 km. Tỉnh Long An là kết hợp giữa một phần tỉnh Hậu Nghĩa cũ và Long An cũ

Hoạt động kinh tế chính là sản xuất Nông nghiệp, với nhiều đặc sản nổi tiếng, ngoài rượu đế Gò Đen, còn có thơm Bến Lức, gạo Nàng Thơm chợ Đào, gạo nàng thơm chợ Đào là sản vật của miền Nam dâng cho vua Minh Mạng. Người dân có câu: “gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”. Ngoài ra còn trồng mía dọc sông Vàm Cỏ Đông cung cấp cho nhà máy đường Hiệp Hoà

Đặc điểm bên đường:

Qua cầu Tân An khoảng 150m, bên trái Bưu điện tỉnh Long An, trước đây là công viên. Kế có đường đi vào thị xã Tân An

Phải có Thánh Thất Cao Đài: kế có đường vào Mộc Hoá

Tới ngã tư ngay góc đường Bến xe Long An, rẽ trái vào sân vận động Long An, rẽ phải cũng vào Mộc Hoá 75 km

Tới phía phải là nhà thờ, tới nữa là Bảo tàng Long An nơi trưng bày những di tích cổ của nền Văn Hoá Óc Eo được khai quật ở Bình Tả (Đức Hoà), Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá

Huyện Châu Thành Tiền Giang:

Thị Trấn Tân Hiệp:

Ngã Ba Trung Lương:rẽ phải đi các tỉnh miền Tây, rẽ trái vào thành phố Mỹ Tho. Bên trái là nhà hàng Trung Lương

Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang:

diện tích 2.339 km2 –Dân số: 1,5 triệu người

Năm 1772 chúa Nguyễn Phúc Thuần cho lập đạo Trường Đồn (gồm khu vực Mỹ Tho và Cao Lảnh rộng tới biên giới Campuchia)

1808 đổi thành trấn Định Tường. Đến năm 1833 thành tỉnh Định Tường

Sau giải phóng đổi thành tỉnh Tiền Giang. Tiền Giang sát nhập hai tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công cũ

Kinh tế:

Chính sản xuất nông nghiệp, với nhiều vườn cây ăn trái, với nhiều loại trái cây nổi tiếng: Sơ ri Gò Công, mận Trung Lương, nhãn Nhị Quí … Ngoài ra còn phát triển nghề đánh cá biển

Đặc biệt  Tiền Giang là cái nôi ca nhạc Tài tử, nổi tiếng là ban nhạc của ông Nguyễn Tống Triều từng sang Pháp biểu diễn 1915

Nguyễn Hửu Huân: Thủ Khoa huân (1830-1875)

Ông là người làng Tịnh An, huyện Chợ Đào, Tiền Giang

1852 ông đổ đầu trường Thị Hương Gia Định. Năm 1863 ông mộ quân và gia nhập vào nghĩa quân của Trương Định. Khi Trương Định thất thủ ông kéo quân về An Giang hoạt động với Võ Duy Dương

Năm 1863 do kiếp sợ Thực dân Pháp, nên triều đình bắt ông giao nộp cho Pháp, ông bị Pháp đày sang Nam Mỹ. Năm 1869 ông được tha về, tiếp tục khởi binh chống Pháp ở Mỹ Tho

Năm 18-5-1875 ông bị bắt chúng chém ông ở Thôn Tịnh Hà, trên đường giải đi, khi chết ông vẫn hiên ngang làm bài thơ “Mang Gông” và viết đôi liễn tiển biệt

Năm 1985 kỷ niệm 110 năm ngày mất của ông, đã xây dựng tượng đài tại công viên Lạc Hồng, bên bờ sông Tiền và Bảo Định Giang

Chùa Vĩnh Tràng:

Toạ lạc trên vườn cây ăn trái, có diện tích 2 ha thuộc làng Mỹ Hoá (nay là Mỹ Phong) bên dòng Bảo Định Giang 9Tri huyện Bùi Công Đạt sau khi về hưu đã xây dựng một am nhỏ để tu trong những ngày cuối đời. Sau khi Bùi Công Đạt qua đời, hoà thượng Huệ Đăng vận động nhân dân cho xây dựng chùa Vĩnh Tràng năm 1849. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Định Tường, chùa Vĩnh Tràng bị hư hại nặng nề, hoà thượng Thiện Đề trùng tu lại, khi hoà thượng Thiện Đề viên tịch chùa Vĩnh Tràng hương khói tàn lạnh. Năm 1890 tín đồ đến chùa sắc tứ  Linh Thứu thỉnh hoà thượng Toà Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895 hoà thượng Chánh Hậu cùng bổn đạo trùng tu lại toàn bộ ngôi chùa. Năm 1904 trận bảo lớn làm cho chùa bị hư hại nặng. Năm 1907 chùa Vĩnh Tràng trùng tu lớn, xây dựng như ngày nay, sau này hoà thượng Minh Đàn cho xây dựng cổng tamj quan, mặt tiền, chánh điện, nhà tổ. Cổng do thợ từ Huế xây dựng năm 1933

Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng là lối kết hợp kiến trúc Á –Âu và những hoa văn kiến trúc thời Phục Hưng, vòm La Mã, Bông sắt kiểu Pháp

Bộ tượng cổ nhất làbộ Tam Tôn (Di Đà, Chí Thế, Quan Âm) bằng đồng nhưng bị thất lạc, hiện nay được làm bằng gỗ. Đặc biệt là bộ tượng thập bát la hán

Hiện nay chùa Vĩnh Tràng là trụ sở tỉnh Hội Phật Giáo Tiền Giang. Được công nhận là di tích văn hoá

Trại rắn Đồng Tâm:

Do xí nghiệp quân khu 9 quản lý. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam, được thành lập năm 1977 theo sáng kiến của trung tá Trần Văn Được (tư Được), một người có kiến thức uyên bác về rắn và say mê công việc nguy hiểm này,

Trại rắn Đồng Tâm nằm trên bờ sông Tiền cách Mỹ Tho 5km, trước đây là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Đồng Tâm. Đặc biệt là rắn được nuôi thả tự do, gồm 3 khu: khu nuôi trăn –khu nuôi rắn độc-khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước

Ngoài ra còn nuôi nhiều thú khác: cá sấu, gấu, chim, cú mèo, cù lần, khỉ –và khu vực bán dược liệu từ Trăn rắn

Đạo Dừa:

Tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 25-12-Kỷ Dậu (22-4-1910) tại xã Phước Thạnh Châu Thành Bến Tre, xuất thân từ gia đình giàu có đầy thế lực, cha ông là Nguyễn Thành Thúc cựu cai tổng thời Pháp thuộc, nên con đường ăn học vui chơi mở rộng

Học hết quê nhà ông lên Sài Gòn học trường Tabert. Năm 1928 tự lực sang Pháp học. Năm 1935 trở về nước, sau đó, ông vào thất sơn tu đạo với ông cử Đa là đức Ngọc Thanh. Sau tháng 8-1945 ông đến chùa An Sơn núi Tương quy y (Châu Đốc An Giang). Sau đó về sáng lập Đạo Dừa Bến Tre, là đạo không có lý thuyếr, chủ trương của đạo là Hoà Bình. Ông tự cho rằng mình là đầu thai của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau là vua Minh Mạng. Năm 1964 xin đất ở Cồn Phụng để mở chùa Nam Quốc Phật, gọi là giang sơn thánh thủy thánh địa của cậu. Năm 1971 ông đứng ra ứng cử Tổng Thống với liên doanh là bà Diệu Ứng (gọi là liên doanh Dân Tộc –Hoà Bình –Thống Nhất)

Năm 1985 sau khi học cải tạo về ông cho ra thứ đạo xằng bậy là :Đạo bất tạo con”

Năm 1990 Công An bắt cậu hai vì hành vi mê tín, một số tín đồ cõng ông chạy trốn đã rơi từ trên gác xuống, bị xuất huyết não chết

Hiện nay là khu du lịch của Công Đoàn Bến Tre.

 sưu tầm

 

 

 

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới