GIẢI THÍCH TỪ NGỮ " ĐI BÁN MUỐI"
1/Nói rõ thêm một chút về chữ Diêm này.
Diêm trong Diêm Vương không có nghĩa là Muối !!!
Chữ Diêm có một số nghĩa khác nhau, trong đó chữ Diêm này có nghĩa là cổng
làng, là họ Diêm. Từ này có trước khi Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc.
Trước khi Phật giáo vào Trung Quốc, người TQ chỉ nghĩ cõi chết có 9 dòng suối
màu vàng (cửu tuyền, hoàng tuyền), mà không cụ thể có ai cai quản.
Đến khi Phật giáo từ Ấn Độ xâm nhập, thì trong văn hóa Ấn Độ có hình tượng vị
thần Yama-rāja là chủ của cõi người chết. Người TQ phải dịch từ đó từ tiếng Phạn
ra, với nguyên tắc tìm từ đọc gần giống nhất, và họ chọn từ Diêm La hoặc Diêm
Ma, với chữ Diêm là của họ Diêm, không phải là muối.
Như vậy Yama dịch ra Diêm La là cõi người chết. Diêm La Vương là vua cõi người
chết.
Có 10 vị vua của cõi này, nên gọi là Thập điện Diêm Vương.
Ngòai ra cũng gọi là Minh Vương, với chữ Minh ở đây nghĩa là u tối, tối tăm.
Minh vương là vua cõi tối tăm.
Ở các chùa hay có tượng mười vị vua cõi âm phủ. Các chùa ở miền Bắc VN hay gọi
là Thập điện Diêm Vương, ở miền Nam hay gọi là Thập điện Minh Vương.
2/Như vậy cách giải thích :
"Ngày trước, đi bán muối là một việc rất là nguy hiểm vì lợi nhuận rất
cao, thường hay đi xa và bị nhà nước cấm. Có người đi bán muối không về, lâu dần
rồi dân gian nói tránh người chết là đi bán muối"...là đúng đắn.
Bài viết cóp nhặt của người khác mà bớt nhiều nội dung nên người đọc không hiểu được
Trả lờiXóa