BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG - TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM - KIẾN THỨC THUYẾT MINH DU LỊCH

đền thờ ở Đường Lâm
 
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

 
 Thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây) xưa nay là miền đất đai trù phú, sản vật dồi dào, lại có sông ngòi bao quanh, tạo nên nhiều phong cảnh đẹp.
 
 Vào thời nước ta thuộc Đường (603-906) ở thôn này có gia đình họ Phùng thuộc loại giàu có, truyền qua 5 đời đều là quan lang, làm tù trưởng Châu Đường Lâm (gần bằng một huyện bây giờ). Các đời trước là Phùng Khiêm, Phùng Thông, Phùng Đạt. Đến Phùng Viễn thì sinh con trai trưởng là Phùng Hưng. Ba năm sau lại sinh hai con trai nữa là Phùng Hải và Phùng Mâu.
 
 Đến tuổi trưởng thành ba anh em họ Phùng đều là những chàng trai chí khí, đảm được hơn người. Đặt biệt Phung Hưng và Phùng Hải lại có thêm sức mạnh phi thường.
 
 Một lần vào rừng, Phùng hưng bị hổ vồ nhưng nhanh nhẹn né tránh được rồi vật nhau với hổ, và cuối cùng đánh chết hổ, mang về.
 
 Còn Phùng Hải thì đã có lần thử sức, vác cả một con thuyền nặng nghìn hộc, đi được hơn mười dăm mới dừng.
 
 Khi người cha già yếu thì phùng hưng mới nói nghiệp, cũng làm tù trưởng Châu Đường Lâm, được các châu ấp lân cận mến phục.
 

 Dưới ách cai trị của quan quân nhà Đường, dân ta thường ấy phải triệu trăm bề điêu đứng. Trước đó đã có các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên (năm 687) rồi của Mai Thúc Loan (năm 722) nhưng đều bị đàn áp.
 
 Đến năm đại lịch thứ hai (767) có giặc cướp đi thuyền lớn từ biển phía nam (đảo Java) tới, Đô úy Châu Vũ Định là Cao Chính Bình đánh dẹp được. Rồi bình ở lai cái trị, bắt dân đống góp rất nặng nề.
 
 Phùng Hưng tự nhủ: Đất nước ta từ khi có vua Hùng lập quốc, có núi tả Sông Hồng anh linh đến vạn thuở, cớ sau bây giờ vẫn phải chìm đắm mãi trong cảnh lầm than? Ta phải cùng các anh hùng hào kiệt cứu lấy gian sơn, đánh cho giặc bắt tan tành. Đất nước ta phải do người nước ta làm chủ, chứ lẽ nào phải cống nạp mãi?
 
Thế rồi Phùng Hưng nuôi ý định dấy binh.
 
 Trước hết ngài bàn việc đó với hai người em. Cả hai người em cũng cùng có chí hướng như Ngài.
 
 Vào đúng ngày đầu tháng ba (âm lịch), ba anh em lập một đàn tràng, thảo sớ tấu trình Ngọc Hoàng Thượng đế, xin về việc dấy binh khởi nghĩa sắp tới.
 
 Đột nhiên có đám mây ngũ sắc sà xuống, một tiên ông tóc bạc trắng đỗ hạc bước ra. Anh em Phùng Hưng cúi đầu bái tạ.
 
 Tiên ông nói:
 
 - Ta ở Tây Vực, đi chu du chín châu tám biển, thấy hương trầm ngào ngạt, lại thấy đàn tràng thiết lập trang ngghiêm, nên cảm động mà tới.
 
  Nói xong, tiên ông lấy từ túi áo ra một chiếc móng rồng và một khối ngọc, đưa cho Phùng Hưng.
 
 Ba anh em cúi đầu cảm tạ, nhưng vừa ngẩng lên, đã thấy đám mây ngũ sắc sà xuống, và tiên ông cưỡi hạc bay đi. ba anh em lại vội vàng nhìn xuống ...
 
 Nhìn hai báu vật, cả ba anh em đều băn khoăn, không biết dùng để làm gì? Lại phải thỉnh cầu Thượng đế lần thứ hai vậy.
 
 Họ thay lễ vật trên đàn tràng, thay đèn nhang và cùng quỳ xuống. Phùng Hưng đọc tờ sớ như sau:
 
 - Chúng con lòng thành, xin kính dâng Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngài đã ban cho hai báu vật, nhưng chúng con người trần mắt tục, chưa biết dùng vào việc chi. Vậy kính mong Ngài hãy mở lòng chỉ bảo.
 
 Phùng Hưng vừa dứt lời, đã thấy giữa không trung nổi lên một ánh chớp sáng lòa. Lập tức, bốn thiên thần đội mũ trụ, cũng cưỡi mây bay xuống. Một vị nói:
 
 - Ngọc Hoàng phái Tiên ông xuống cho Ngài hai báu vật ấy, một làm chuôi kiếm, một làm quốc ấn. Tác thành như vậy là để Ngài dùng vào việc giữ nước.
 
 Nói xong, cả bốn thiên thần liền cươic mây bay đi. Anh em Phùng Hưng chỉ còn biét quỳ xuống bái tạ.
 
 Thế là thhuận lòng trời! Sau lễ tế cáo, ba anh em chế tạo ngay một thanh kiếm thật sắc, ròi tra vào chuôi được làm từ móng rồng, ở giữa khắc ba chữ "Thiên linh kiếm". Còn khối ngọc đã sẵn có hình vuông, chỉ khắc vào mấy chữ là thành quốc ấn. Ba anh gọi đó là "Thiên bảo ấn".
 
 Từ đó, Phùng Mâu ở nhà trông coi công việc trong châu, còn Phùng Hưng và Phùng Hải chia nhau đi khắp các vùng gần xa, chiêu tập hào kiệt.
 
 Để đánh lạc hướng chú ý giặc, Phùng Hưng đổi tên Cự Lão, Phùng Hải đổi tên là Cự Lực. Sẵn có sức khỏe hơn người, hai anh em đến các sới vật thường xuyên tổ chức trong các kỳ lễ hội tại các địa phương, vừa để tham gia mà cũng vừa là cách tốt nhất để nhận mặt làm quen với các anh tài. Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo.
 
 Đi đến đâu hai anh em cũng được mọi người mén mộ. Các tay đô vật ở khắp các trang ấp đều rất mực phục tài anh em Đô Quân và Đô Bảo, lại vừa nhận thấy ở họ những tấm lòng thật hào hiệp, quảng đại, nên khi nghe nói tới việc dựng cờ khởi nghĩa, họ đều nhiệt liệt hưởng ứng và cùng nhau hẹn ngày khởi sự.
 
 Sau mấy tháng đi khắp các vùng, anh em Phùng Hưng, Phùng Hải trở về nhà. Nhân ngày húy kỵ ông bố 11 tháng 3, ba anh em làm cỗ thật to, mời tất cả anh em, họ mạc và dân làng. Lại mời tất cả bạn bè và hàng ngũ chức sắc dưới quyền trong châu Đường Lâm, đó là các trang ấp trưởng.
 
 Trong bữa cổ, mọi người ăn uống vui vẻ, rồi sau đó bàn sang chuyện khởi nghĩa. Anh em Phùng Hưng đưa ra "Thiên linh kiếm" và "Thiên bảo ấn". Các trang ấp trưởng và mọi người đều đặt tay lên ngựa mà và hứa: "Chúng tôi nguyện xin đem hết tài năng" ...
 
 Ba ngày sau, mấy ngàn dân binh đã được tuuyển mộ. Để Phùng Mâu ở lại trông coi các việc, còn Phùng Hưng, Phùng Hải mượn tiếng là đi tuần thú trong châu, đã dẫn quân chếch xuống phía nam, đến Thời Trung trang (nay là làng Chuông, tức xã Phương Trung - Thanh Oai - Hà Tây) thì dừng lại.
 
 Đây là địa điểm thuận lợi cho việc tập luyện, phiên chế quân ngũ, vừa đủ xa để bọn giặc đóng ở thành Đại La (Hà Nội) không dòm ngó tới, lại vừa đủ gần để từ đây có thể hành quân bất ngờ tấn công quân địch.
 
 Thời Trung trang cách thành Đại La khoảng ngoài hai chục cây số (theo đơn vị đo lường chiều dài bây giờ), hành quân nửa ngày là đã lên tới nơi.
 
 Tại đây, như đã hẹn trước, các anh tài khắp nơi mang theo những người cùng chí hướng, lục tục tìm về. Trong vòng một tuần quân số đã lên tới hàng vạn.
 
 Sau mấy tuần phiên chế và tập luyện, vào đầu mùa Hạ, tháng 4 - 791 (Đường Trinh Nguyên năm thứ 7), theo kế của Đỗ Anh Luân một danh sĩ cùng người Đường Lâm, là bạn chơi với Phùng Hưng từ nhỏ, nay là quân sư lo việc bày binh bố trận- anh em Phùng Hưng, Phùng Hải đã mang quân chia làm hai ngả, bao vây thành Đại La trong đêm tối.
 
 Cao Chính Bình mặc dù là viên tướng đảm lược, nhưng cũng đành chịu bó tay thúc thủ trong thành, vì quá bị bất ngờ. Không thể đem quân nống ra ngoài được, vì các nơi hiểm yếu đã bị chặn giữ, Cao Chính Bình đành phải cho một vài tên lính lanh lợi, giữa đêm tối tìm cách lẻn ra, đưa thư cấp báo về nhà Đường, xin tiếp viện.
 
 Ba tháng ròng, thành Đại La bị vây chặt. Các đòan viện binh của nhà Đường đến đều bị quân của Phùng Hưng đánh tan. Cao Chính Bình hay tin lo lắng quá thành khối u lớn ở sau lưng. Rồi khối u vỡ, Coa chính Bình rồi cũng chết.
 
 Khi tin Cao Chính Bình chết bay ra ngoài thành, Phùng Hưng hạ lệnh cho quân lính từ các nơi hiểm yếu, nhất loạt tiến công. Quân nhà Đường chống không nổi, phải kéo cờ trắng ra hàng.
 
 Phùng Hưng dẫn đại binh vào chiếm Đô hộ phủ trong niềm hân hoan của mọi người. Tướng sĩ suy tôn ngài là Vi đô Tướng quân.
 
 Vi đô Tướng quân lập tức bắt tay vào việc chấn hưng đất nước và xây thành đắp lũy, luyện tập binh mã, đẻ đối phó với nhà Đường sau này. Ngài chưa xưng Đế, nhưng thực sự đã điều hành công việc như một vị Hoàng đế. Ngài mang lại cho muôn dân cảnh no ấm, thái bình, không phải đem lễ vật cống nạp cho ngoại bang, và các thuần phong mỹ tục trong nước cũng đang được khôi phục lại.
 
 Nhưng thật tiếc thay, những công việc mà Ngài thực thi đang tiến triển thì dừng lại, bởi cái chết đến quá đột ngột, vào đúng bảy năm sau tức năm 798, lúc đó Ngài mới đang ở độ tuổi sung mãn.
 
 Xét về công lao cũng như tài năng, đức độ, nhiều người muốn lập Phùng Hải lên thay, vì thấy ông xứng đáng nhất. Nhưng một người đầu mục phụ tá cho Phùng Hưng, và sau này phụ tá cho Phùng An, con trai trưởng của Phùng Hưng tên là Bồ Phá Cần, không tán thành.
 
 Bồ Phá Cần là người có sức mạnh vô song, nhưng liều lĩnh và thiển cận, một mực lập Phùng An lên thay, rồi đem quân chống lại Phùng Hải. Không muốn nhìn thấy cảnh máu chảy đầu rơi, lại cốt nhục tương tàn nên Phùng Hải né tránh, cùng vài người thân tín, bỏ lên ở động Chu Nham, rồi sống cuộc đời dân giã cho đến lúc mã chiều xế bóng.
 
 Phùng An nối nghiệp bố, nhưng là người không có đảm lược lớn. Một người như thế chỉ có thể trị vì đất nước trong cảnh thái bình, còn khi đất nước có biến động thì sẽ không đảm đương nổi.
 
 Công việc đầu tiên mà Phùng An tiến hành là tổ chức lễ an táng cho cha thật trọng thể. Sự trọng thể lại càng tăng gấp bội phần, vì tất cả dân chúng và binh lính đều thực lòng tiếc thương vị anh hùng của mình vừa nằm xuống.
 
 Dân chúng và binh lính đưa tang, khóc Ngài đến đỏ hoe cả hai con mắt. Họ thương tiếc, gọi Ngài là Bố Cái, tức cha mẹ, theo cách gọi của thời bấy giờ. Rồi họ lại gọi Ngài là Đại vương, như trước đó vẫn gọi Ngài như thế. Phùng An con trai Ngài, do cảm nhận được những tình cảm ấy của dân chúng và binh lính cũng suy tôn Ngài làm "Bố Cái đại vương". Và cái tên ấy còn mãi đến ngày nay.
 
 Nhưng tiếc thay, Phùng An là người tài hèn trí mọn, không nối được cái chí của cha, chú. Hai năm sau Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm An Nam Đô hộ phủ. Xương đi sau, sai sứ giả đem đồ lễ vật đi trước để dụ dỗ An. An sắp xếp nghi vệ đầy đủ, dẫn quần thần ra hàng.
 
 Những người họ Phùng nhiều chí khí và nhiều người họ khác nữa, thấy vậy, bèn tản đi các nơi, không muốn ở lại hợp tác với giặc.


 Khi Phùng Hưng mất, mộ được táng tại phía tây bắc Kinh thành và được lập miếu thờ. Ngày nay, ở đầu phố Giảng Võ - Hà Nội, vẫn còn ngôi mộ của Ngài, trên có văn bia, đề bốn chữ "Phùng Hưng cố lăng". Còn tại quê hương của Ngài, ngay từ khi Ngài mới mất, dân chúng đã lập miếu thờ. Truớc là để tỏ lòng nhớ thương, còn sau là để cúng lễ, cầu mong Ngài ban cho mưa thuận gió hòa, tai qua nạn khỏi hoặc làm ăn phát đạt.

khu lăng mộ ở phố Giảng Võ - Hà Nội

 
 Tất cả đều thấy ứng nghiệm, vì vậy "mỗi khi vào ngày tạ lễ, người đến nhiều như núi như biển, bánh xe chật đường". Về sau, dân chúng xây dựng thêm,"miếu maọ nguy nga, lửa hương bất tuyệt"(theo Việt điện u linh).
 
 Đúng 100 năm, sau ngày Ngài mất, cũng tại quê hương của ngài (Đường Lâm), một người anh hùng nữa đã ra đời. Đó là Ngô Quyền (898 - 944). Sau khi giết Kiều Công Tiễn trả thù cho bố vợ (Dương Đình Nghệ), Ngô Quyền xưng vương, rồi đánh tan quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng. Trước trận đó, thấy quân giặc đông, nhả vua cũng có phần lo lắng, nhưng"đêm nằm mộng, bỗng thấy một ông già tóc bạc, mũ áo nghiêm trang ... xưng là Phùng Hưng đến cổ vũ và hứa sẽ đem vạn đội thần binh mai phục trước ở chỗ hiểm yếu" (theo Việt điện u linh).
 
 Sau trận thắng, nhà vua tạ ơn, xuống chiếu lập đền thờ Phùng Hưng ở làng Cam Lâm to hơn quy môcũ, và tổ chức lễ hội thật trọng thể. Từ đó thành điển lệ. Các triều đại về sau đều có sắc thượng phong: "Phụ hựu", "Chương tín", "Sùng nghĩa". Đó là những tên hiệu mà các triều Trần trùng hưng đã tặng thêm cho Ngài.
 Ngày nay, nhiều trường học, đường phố cũng mang tên Ngài.
 


Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới