CÁCH LẤY HƠI KHI HÁT HIỆU QUẢ GIÚP BẠN HÁT HAY HƠN

 


Bạn có một giọng hát hay nhưng bạn đã biết cách thể hiện nó cho những người xung quanh mình biết chưa?


CÁCH LẤY HƠI KHI HÁT

Như đã biết, việc lấy hơi không chỉ nhằm mục đích cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, cũng như cung cấp làn hơi cho việc phát thanh, nhưng còn góp phần biểu hiện ý nghĩa, nội dung, tình cảm của bài hát, có nhiều trường hợp lấy hơi khác nhau mà người ca viên cần biết và làm quen. Đằng khác, cũng có một số nguyên tắc trong việc lúc nào nên hay không nên lấy hơi và những lợi ích của việc lấy hơi như thế nào.

I. ÍCH LỢI CỦA VIỆC CHỦ ĐỘNG LẤY HƠI

1. Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn, là không lấy hơi đúng cách, hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc.

2. Ích lợi lớn lao khác là giúp cho toàn thể ca viên bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Nhiều ca đoàn khởi tấu chưa đều, phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động. :08:

II. CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY HƠI

Người ta thừơng phân biệt bốn trường hợp chính như sau :

1. Lấy hơi lớn :

Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn).

2. Lấy hơi nhỏ :

Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn).

3. Lấy hơi trộm :

Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải ('), trong thanh nhạc dùng (v).

4. Cướp hơi :
Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công phu (xem thêm đoạn Ha-lê-lui-a cuối bài Lạy Nữ Vương Thiên Đàng).

Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm : khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.


III. CÁC NGUYÊN TẮC LẤY HƠI TRONG BÀI HÁT

Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lên, buộc ta phải ngắt cầu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, như trong câu nói có thể cho phép.

Trong những trường hợp đó, ta nên theo một số nguyên tắc sau :

1. Bình thường, lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng (xem Td 1 và 2 ở trên) : có chỗ xem ra không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để ca viên lấy ơi cho đồng đều, nhịp nhàng (xem đoạn “Bút tôi reo như ... Td 5 dưới đây).

2. Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa (xem Td 4 : ngắt sau “Chúa cho con trời mới đất mới” tương đối đủ nghĩa).

3. Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2, 3 chữ đã ngưng để lấy hơi (xem Td 4 : không nên lấy hơi như sau “Chúa cho con / trời mới / đất mới ... con / sẽ ca ngợi ...).

4. Không lấy hơi ở giữa các từ kép như Thiên Chúa, yêu thương ...

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Theo nhịp độ :

Nếu hát loại bài với nhịp độ thong thả, thì lấy hơi vào cũng thong thả (xem “Khúc Nhạc Cảm Tạ"). Gặp loại bài sôi nổi, thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát (A-ve Ma-ri-a 2 đoạn C).

2. Theo sắc thái :

Gặp đoạn nhạc sắp hát rời, thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.:26:


Mở thanh quản (hay là mở họng): Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà không bị đau họng sau mỗi lần hát. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Thật ra cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.

(Ảnh minh họa)

Khẩu hình: Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các ca sĩ chuyên nghiệp như Lan Anh , Trọng Tấn … đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.

Xin được mách bạn một số cách luyện giọng đơn giản sau:

1. Thổi nến – (tập thở):

Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi không còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).

2. Ngụp nước: để luyện âm “a” và "i” để phát âm được hay và chuẩn

Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm và âm “i” đúng là loại khó nhất. Âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.

Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm "a" và âm "i". Âm "a" đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn), sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị.

Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm "i" ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Phải cố gắng và phải luyện vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này. Chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. Bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên).

Ca sĩ Lan Anh là giọng ca opera hàng đầu Việt Nam hiện nay.

3. Luyện cao độ với đàn: Gọi là luyện Mi – Ma

VD: Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì - Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.

Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệng, dùng nước muối thì càng tốt. Tập sướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Hút thuốc nhiều thì phá giọng ghê lắm.
ít thở vào và đẩy hơi trong ca hát.

          Người ca hát giỏi là người biết vận dụng hơi thở mềm mại và linh hoạt.

          Phương pháp hít thở trong ca hát là: Hít thở vào nhanh và đẩy hơi ra chậm. Trong khi hát ta thường phải lấy hơi để giữ cho giọng hát được liên tục và dẻo dai những lần lấy hơi vào trong khi hát như thế gọi là hơi bổ xung, lấy hơi bổ có nhiều cách, có lúc cho phép ta lấy hơi vào một cách thoải mái, không vội vàng, có lúc đòi hỏi ta phải lấy hơi nhanh, những chỗ đuôi câu nọ đầu câu kia phải lấy hơi nhanh mới không nhỡ nhịp câu hát. Tình trạng này gọi là tình trạng “cướp hơi”. Vậy muốn lấy hơi thoải mái, lấy hơi sâu và nhanh, ta phải cướp hơi nghĩa là dùng cả miệng lẫn mũi hít hơi thật nhanh, hơi mới vào kịp và sâu. Tuy lấy hơi nhanh nhưng vẫn phải mềm mại, không bật thành tiếng “ soạt” và không lấy hơi quá căng quá đầy.

          Khi lấy hơi vào nhanh gọn rồi đẩy hơi ra từ từ và khống chế được là do dùng các cơ bắp lồng ngực, bụng và hoành cách mô để điều khiển hơi qua hai dây thanh. Âm thanh phải đảm bảo trong sáng, không rè hoặc khé, vỡ do ép hơi quá mạnh làm cho hai dây thanh tách ra đẫn đến rung động thiếu mềm mại vì vậy khi điều khiển hơi hát nên tránh mấy điểm như sau:

  1. Lấy hơi vào xong phải khống chế hơi, không buông lỏng các cơ bắp để xả hơi ra qúa nhanh.
  2. Vận dụng các cơ bắp ở lồng ngực , bụng và hoành cách mô không nên quá căng, làm cho hơi trong phổi bị ép chặt, khiến âm thanh phát ra không thoát, âm thanh mất sự nhẹ nhàng trong sáng và ngân vang.
  3. Không nên lấy hơi quá căng gây phản ứng của hoành cách mô khó khống chế làm cho hơi thoát ra rất nhanh.
  4. Tránh lối hát có hơi thở phì phò phát ra cùng với âm thanh, tật này gọi là “lộ hơi”.

C - Điểm tựa của hơi hát.

          Sau khi lấy hơi rồi đẩy hơi ra để phát âm phải có điểm tựa thì giọng hát mới khỏe và có lực.

          Thế nào là điểm tựa?  Ta hãy nhận xét hai hiện tượng trong cuộc sống.

          - Một con thuyền đi trên mặt nước – mỗi lần người chở thuyền chống sào dùng sức tay và vai dẩy mạnh thì thuyền lướt trên mặt nước. Như vậy mũi sào chống xuống đất là điểm tựa. Tay và vai là hai lực đẩy.

          - Một vận động viên nhảy sào. Sau khi lấy đà từ xa, mũi sào chống xuống đất, dùng sức mạnh của cánh tay và vai kết hợp với sức bật của sào đu người lên trên cao một cách nhẹ nhàng để vượt qua mức ngáng. Ta có nhận xét mũi sào chống xuống đất là điểm tựa, tay và vai, sức đàn hồi của con sào nhảy là động lực đẩy.

     Tìm hiểu điểm tựa và động lực đẩy trong ca hát như sau:

          a, Hít một hơi dài và sâu, dùng cách “thổi bụi” trên bàn ( cố gắng kéo dài để tìm cảm giác điểm tựa). Trong khi thổi bụi cần giữ cho thăng bằng lồng ngực.

          b, Sau khi hít một hơi dài ta đứng ngoài trời dùng lối “hò đò” gọi thuyền bên kia sông “Ông lái đò ơi cho tôi qua sông với” ơi và với phát âm thật vang khỏe, hai thí nghiệm trên ta mắm được điểm tựa kết hợp với động lực đẩy của cơ, các cơ bụng, lồng ngực và hoành cách mô.

 

D. Rèn luyện và hít hơi thở cho dẻo dai để áp dụng vào ca hát:

          Cách1: Hít thở một hơi dài bằng miệng hé mở và mũi một cách tự nhiên không bật ra tiếng rồi “xì” nhẹ ra giữa hai hảm răng khít lại, từ từ, đều đặn để duy trì thời gian “xì” cáng dài càng tốt, nên xem đồng hồ để kiểm tra sức dẻo dai của hơi thở. Những lần tập sau có gắng duy trì càng dài hơn càng tốt.

          Cách 2: Hít một hơi dài, giữ cho tự nhiên rồi bắt dầy đếm 1,2,3,4,5 ..phát âm một cách đều đặn rõ ràng, không to, không nhỏ không đứt quãng. Kiểm tra xem đếm được bao nhiêu tiếng.

          * Chú ý: Không nên lấy hơi đầy, mà phải tự nhiên chủ động – sự thành công của những cách rèn luyện hơi thở trên đây là cơ sở áp dụng tốt điểm tựa và các cơ bắp bụng, ngực hoành cách mô, làm động lực phát âm và khống chế hơi được nhiều, lâu, chủ động khi đẩy hơi theo ý muốn.

          1. Lấy hơi trong câu hát:

          Trong câu hát, chúng ta cần quy định những chỗ lấy hơi nhất định, không được tùy tiện.

          Những điều chú ý khi áp dụng:

-         Lấy hơi vào cuối câu hát.

-         Câu hát dài cần ngắt ra, lấy hơi ở từng ý của lời ca cho đủ nghĩa.

-         Không lấy hơi vụn vặt hai ba chữ đã lấy một hơi khác.

-         Không lấy hơi ở giữa các từ kép ( Ví dụ: Việt Nam, Yêu thương, Chiến đấu…)

-         Nếu đuôi câu ngân hơi dài thì lấy hơi vào nửa nhịp cuối rồi kéo dài sau cùng. Nếu ngân hết những nhịp độ rồi mới lấy hơi thì hơi sẽ lấn sang trường độ của nhịp đầu câu sau làm nhỡ đà của câu hát.

          Trong ca hát có nhiều cách lấy hơi:

-         Lấy hơi lớn: Những chỗ lấy hơi một cách thong dong, không vội vã thường thực hiện ở những chõ có dấu lặng dài.

-         Lấy hơi nhí: Thường xuất hiện ở những chỗ ngắt cuối câu sau một âm ở trường độ ngắn hoặc có dấu lặng ngân.

-         Lấy hơi lén: Thường áp dụng vào giữa câu hát ở những tiết nhạc dài, những nghệ sĩ có những kỹ xảo cao lấy hơi lén giỏi làm cho người nghe không nhận ra những chỗ lấy hơi đó.

          - Cướp hơi: Lúc phải hít thở hơi vào thật nhanh trong giây phút cực ngắn, càn động tác mau lẹ và vững vàng, trường hợp này thường xẩy ra ở những đoạn hát có tính cao trào, sôi nỗi rồn rập không được chậm chễ. Đây cũng là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát cần phỉ rèn luyện công phu.

          Quy dịnh chỗ hít thở trong bài hát phải thích hợp với tính chất và sắc thái của bài hát, có nhiều loại bài hát có những tính chất khác nhau như:

-         Loại hành khúc.

-         Loại tình ca.

-         Loại hát ru.

-         Loại kịch tính.

-         Loại nhộn nhịp.

                   Nếu hát loại bài hát với nhịp độ thong thả thì hít hơi vào không nên vội vàng.

          Nếu bài hát có tính năng động cao thì động tác lấy hơi phải nhanh nhẹn, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu tốc độ.

          Nếu bài hát loại hành khúc thì lấy hơi phải sâu, bình ổn vững chắc.

          Nếu hát những bài hát buồn thì lấy hơi cần nhẹ nhàng trầm tĩnh.

          Nói chung, hít thở trong ca hát có ý nghĩa đóng góp vào phần biểu hiện tình cảm một cách tích cực, phục vụ mục đích yeu cầu nội dung bài hát.

 

Một số bài tập hơi khi hát Karaoke

 

1. Tập lấy hơi

- Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.
-  Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra

- Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi

- Nén hơi trong giây lát

- Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều

2. Tập xì

-Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.

-Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).

-Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.

-Nén hơi trong giây lát.

-Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.

3. Tập thổi bụi :

Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.

Chú ý : thổi hơi ra thật nhẹ nhàng và đều đặn, dùng bàn tay, đặt cách miệng một gang, để kiểm tra xem làn hơi ra có đều không. Làn hơi ra cho cảm giác mát ở tay. Lấy hơi một lần có thể “thổi bụi” trên 45 giây, nếu được càng lâu càng tốt.

Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 – 30 cm và thổi vào một góc giấy, gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ giấy nâng cao góc hơn.

4. Một số phương pháp hít thở:

*)Trong sinh hoạt bình thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo người ta nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của hoành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô.

a. Kiểu thở ngực: Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn.

b. Kiểu thở bụng: Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗå trợ cho hoành cách mô

c. Kiểu thở bụng kết hợp với ngực: Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa

*)Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên :

a. Lấy hơi (hít hơi)

- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được)

- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.

b. Đẩy hơi (điều chế làn hơi)

- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung.

- Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên.

*) Một số điểm cần tránh khi lấy và đẩy hơi

a. Khi lấy hơi:

- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.

- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …

- Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.

- Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.

b. Khi đẩy hơi :

- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.

- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.

Thế là xong. Trên đây chỉ là một số bài tập đủ giúp bạn tự tin khi hát, nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn xin vui lòng đăng kí vô một lớp thanh nhạc nhé.

(ST)

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới