TỂ TƯỚNG NGUYỄN QUÝ ĐỨC

 


TỂ TƯỚNG NGUYỄN QUÝ ĐỨC (1648 - 1720)

Nguyễn Qúy Đức, húy là Tộ, hiệu là Đường Hiên, ở làng Thiên Mỗ, nay là xã
Đại Mỗi, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 29 tuổi, đời Lê Hy Tông (1676), ông đã đỗ
nhất giáp tiến sĩ đệ tam danh, tức Thám Hoa.

Năm Canh Ngọ (1690) ông được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh cùng Nguyễn
Danh Nho. Năm Giáp Tuất (1794) thăng tả thị lang bộ Lễ, làm bồi tụng ở phủ chúa,
năm 1695 được thăng đô Ngụ sử. năm 1696, vì có việc xử án không thỏa đáng, ông đã
bị giáng xuống tả thị lang bộ Binh. Năm 61 tuổi (1708), ông được thăng Thượng thư
bộ Binh, được phong Tá lý công thần, ông cấm đoán mọi việc phiền hà, hạch sách,
nhũng nhiễu dân - Ông là người khoan dung, cảm thông với nỗi khó khăn vất vả của
nông dân, vì vậy thường khoan hồng với người trốn thuế hoặc thiếu thuế, bớt tạp dịch,
ông được dân ca ngợi "Tể tướng Qúy Đức, thiên hạ yên tức" (Tể tướng Qúy Đức,
thiên hạ yên vui). Năm Giáp Ngọ(1714) được thăng hàmthiếu phó, tước Liêm Quận
Công. Năm Đinh Dậu (1717), thăng Thái Phó Quóc lão, vinhphong Tá lý công thần.
Năm 72 tuổi, ông dâng sớ xin về trí sĩ. Hàng ngày ông dạo chơi quanh vùng, có khi
vác cuổca đồng cùng nông dân, khi cùng các bạn văn chương cùng nhau xướng họa.
Ông đã dành 10 mẫu ruộng được triều đình ban cho để tặng dân làng và trích ra 4 mẫu
lập chợ Khánh Nguyên, tức chợ Mỗ ngày nay. Ông là người thẳng thắn, không xu
nịnh, được người đời kính trọng.Tính tình ông đôn hậu, thương người, hòa nhã và

bình dân nên được mọi người kính trọng, yêu mến. Nguyễn Qúy Đức luôn thể hiện là
một vị trung thần. Khi bàn luận chính sự, có điều gì chưa thỏa đáng thì kiên quyết giữ
ý kiến của mình, không ai lay chuyển nổi. Làm văn thì không cần trau chuốt, không
chuộng lối tầm chương trích cú nhưng ý tứ vẫn tinh tế, chặt chẽ. Việc sửa sang, trang
trí nhà Thái học, dựng bia Tiến sĩ (ở Văn Miếu), ông đều đích thân trông coi cho đến
khi hoàn thành tốt đẹp. Nguyễn Qúy Đức là nhà sử học, cùng với Lê Hi hoàn chỉnh
bản thảo cuối cùng của bộ Đại việt sử lý toàn thư (in năm 1697).

Nhận xét về ông, Phan Huy Chú viết: "Ông là người khoan hậu trầm tĩnh. Ngày
thường, thù tiếp ai thì dễ dàng, vui vẻ. Khi bàn luận trước mặt chúa, việc gì chưa thỏa
đáng, ông cố giữ ý kiến mình, bàn đến ba, bốn lần, không ai ngăn được. Ông làm văn
không cần trau chuốt mà ý sâu. Triều đình có chế tác gì lớn, phần nhiều do tay ông
thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu...".
Sự nghiệp trước tác và chấn hưng văn học, giáo dục của Nguyễn Qúy Đức cũng
khá rạng rỡ.Về thơ, ông có Thi châu tập, Hoa trinh thi tập và 72 bài thơ chép trong
Toàn Việt thi lục. Ngoài ra ông còn có một số thư văn nôm chép lẫn với thơ văn chữ
Hán trong sách Nguyễn Qúy thị văn phả, gồm 5 tập, hiện còn được lưu giữ tại nhà con
cháu ông.

Khi còn nhỏ, Nguyễn Qúy Đức đã nổi tiếng thông minh, nhanh nhẹn. Gia phả
họ Nguyễn Qúy làng Đại Mõ còn ghi lại một bài thơ của Nguyễn Qúy Đức khỉa chơi
chùa Trấn Quốc.Bài thơ theo thể "thuận nghịch độc", tức là đọc xuôi, đọc ngược đều
thành thơ, đọc xuôi là thơ chữ Hán, đọc ngược là thơ chữ Nôm. Bài thơ như sau:
Đọc xuôi:
Trang nghiêm cảnh tĩnh thảm chi viên
Thú vị màu ni thế giới tiên
Hương phất bàng mai hoa bích vựng
Nguyệt lai lung trúc ấn thanh liên
Sương đàm bích diệp hoa lung viện
Tuyết ánh ngân đài nguỵet trú thuyền
Lương văn bối kinh phô ngọc ấn.
Quang phòng chiếm liểu liểu chân thiên.
Đọc ngược:
Thiên chân leo lẻo chiếm phong quang
An ngọc phô linh buổi văn lương
Thuyền chứa nguyệt đài ngần ánh tuyết
Viện lồng hoa diệp biếc đầm sương
Sen xanh ấn trúc lung lay nguyệt
Vừng biế hoa mia phảng phất hương
Tiên giới thế này màu vị thú

Vườn chi đất tĩnh cảnh nghiêm trang.
Ông là người ham thích thơ văn cổViệt Nam, sao lục tàng trữ ở nhà. Bài tiểu
dẫn khi khắc lại sách Quần hiền phú tập của Hoàng Sần Phu có đoạn viết: Sách Quần
hiền phú tập bản khắc cũ tan nát không còn. Năm Đinh Dậu (1717) đã nhân được một
bản sao cũ của nhà Nguyễn Qúy Đức, đem về hiệu đính và chú giải..." Hiện nay thư
viện Khoa học xã hội còn giữ được một bản sao chép sách Quần hiền phú tập, 6
quyển, cộng 214 tờ... Rõ ràng nhờ sự ham thích thơ văn cổ của Nguyễn Quý ĐỨc mà
Quần hiền phú tậpcòn lại đến ngày nay.
Tương truyền, Nguyễn Qúy Đức là người đối đáp giỏi nổi tiếng. Khi còn nhỏ,
một lần gặp quan huyện trong một quán nước,quan huyện hỏi:
- Cậu đã học sách gì rồi?
Đức đáp: đã học hết sách luận ngữ. Ông huyện liền ra một về đối toàn chữ trong
sách Luận ngữ:
Thực vô cầu bão, cư vô cầu an, quân tử chí.
(Ăn không cần no, ở không cần yêu, đúng chí quân tử)
Đức ứng khẩu đối ngay, cùng dùng toàn chữ trong Luận ngữ:
Chiêu nhi bất lai, lung nhi bất khứ, xã tắc thần
(Vẫy không chịu lại, xua không chịu đi, phò xã tắc đáng mặt bề tôi)
Ông huyện rất kinh ngạc, hết lời khen ngợi.
Có lần Đức đi chăn trâu, chẳng may để trâu ăn khoai của làng Cầu Đơ. Ông phủ
đi qua, sai lính bắt trâu. Đức xin trâu về, ông phủ ra điều kiện phải đối được vế đối
của ông thì mới tha. Vế đối như sau:
Khoai Đơ xanh tốt nhờ về phủ
(Câu này có nghĩa là khoai xanh tốt là do được phủ rơm rạ,cũng có nghĩa là nhờ
quan phủ)
Đức nghe xong, đối luôn:
Lĩnh Mỗ vàng trơn bởi cónghè.
(Nghè là lấy chày nện tấm lĩnh cho mịn mặt, còn có nghĩa là ông nghè).
Quan phủ khen về đối có khẩu khí hơn người, liền trao trả trâu cho Đức.
Tương truyền một lần chúa Trịnh Cương xem bài thơ Lăng mẫu tống sứ giả của
Lê Thánh Tông thấy thiếu 2 câu vì thất truyền, chỉ còn 6 câu:
Đình phô đằng đẵng ngựa rời chân
Nỗi mẹ con này gửi sứ quân
Nhớ Hán, lòng còn son một tấm
Thương Lăng, tóc đã bạc mười phân
.....
Minh thiếp lá vàng dầu mỏng mảnh
Về thời khuyên nó nghĩa quân thần.

Chúa Trịnh Cương bảo các quan nghĩ 2 câu để bổ khuyết, Chưa ai nghĩ ra thì
Nguyễn Qúy Đức đã đọc 2 câu (đúng như lối thơ nôm đời Hồng Đức, câu 5-6 chỉ có 6
chữ):
Niềm trung hiếu khôn hai vẹn
Hội công danh dễ mấy lần
Chúa ngợi khen và thưởng cho hai hốt bạc.
Ở Quốc Tử Giám hơn 10 năm, ông đã có nhiều công lao trong việc đào tạo nhân
tài cho đất nước. Ông cũng có công lớn trong việc xây dựng Đại thành điện, hai bên
giải vũ ở Quốc Tử Giám và trông coi việc dựng 20 tấm bia tiến sĩ (Văn Miếu) trong
20 khoa thi từ 1656 đến 1715 và đứng tên nhuận sắc nhiều bài văn bia.
Tại xã Đại Mỗ hiện còn giữ được bức vẽ chân dung ông. Nhà vuông "Lạcthọ
đình" do ông xây dựng ở quê hương, trồng cây từng cây bách, làm chỗ họp mặt vui
chơi của các phụ lão, nay tuy không còn, nhưng tấm biển "Lạc thọ đình" đề tên ngôi
nhà âý, vẫn còn giữ được.

Tục ngữ xưa có câu: "Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót" để chỉ những làng của
huyện TỪ Liêm cũ có nhiều người hiển đạt và nổi tiếng về văn học. Xếp hàng đầu là
làng Đại Mỗ vì có gia đình Nguyễn Qúy, Nguyễn Qúy Đức và con là Nguyễn Qúy Ân
đều đỗ tiến sĩ, cháu nội là Nguyễn Qúy Kinh đỗ hương cống (cử nhân), ba đời đều giữ
những chức vụ trọng yếu trong triều, khi mất đều được phong làm phúc thần.Hiện nay
ở địa phương còn truyền tụng câu đối:
Đỉnh giáp nhất môn thiên hạ hữu
Phúc thần tam diệp thế gian vô
Dịch:
Khoan giáp một cửa tập trung, họa có trong thiên hạ Phúc thần ba đời tiếp nối,
không thấy ở thế gian.
Nguyễn Đức Qúy, một danh nhân của Thăng Long - Hà Nội đã làmvẻ vang,
rạng rỡ thêm cho dòng họ Nguyễn Qúy, cho quê hương Đại Mỗ - Từ Liêm và truyền
thống ngàn nămvăn hiến của đất "kinh sư muôn đời".
Quang Bình
(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 21/2004)


Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới