TỔ NGHỀ SÂN KHẤU KHÔNG PHẢI LÀ ĂN XIN




Huyền Nữ Phạm Thị Trân - Bà tổ của nghệ thuật hát chèo

Phạm Thị Trân (926 – 976?) hiệu là Huyền Nữ, là một nữ nghệ sĩ thời nhà Đinh. Bà được tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo, đồng thời cũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên được phong làm quan trong giai đoạn phong kiến ở nước ta. 

Theo sử sách ghi lại thì bà Phạm Thị Trân sống vào thời Đinh Tiên Hoàng, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Từ thuở nhỏ bà đã tham gia vào các nhóm, đoàn đi múa hát và diễn trò cũng như có được sự dạy dỗ, ủng hộ từ gia đình. Trái với định kiến những đào nương là người chỉ có nhan sắc, học thức bằng không, bà ngược lại  rất thông tuệ, có tài sắc và rất được các quan khách thường thức.

Khi trưởng thành, nhan sắc bà được ví von là “trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa”, tiếng danh cũng ngày càng vang xa. Tài múa hát của bà ngày càng điêu luyện khiến tiếng đồn gần xa lan khắp cả một vùng. Bà là người nổi tiếng nhất trong đám hý phường ở Hồng Châu, tất cả nam nhân đều muốn tận mắt chiêm ngưỡng các điệu múa uyển chuyển cùng dung nhan tuyệt trần. Không chỉ có tài múa, lời ca tiếng hát đẹp tựa mây gió của bà đã được dân gian ca ngợi cả thành thơ:

“Múa hát như muốn hát bàn đào

Hát giục mây bay, giục gió ào

Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác

Lời than làm nhỏ lệ đồng bào.”

Theo Hý phường phả lục của Trạng nguyên Lương Thế Vinh, khoảng niên hiệu Thái Bình (970-979), khi biết tin vua Đinh Tiên Hoàng ban chiếu lệnh tìm người giỏi ca múa, viên quan trấn giữ địa phương Hồng Châu đã tiến cử Phạm Thị Trân với triều đình Hoa Lư: “Bà Phạm Thị Trân, hiệu là Huyền Nữ, người Hồng Châu, phong tư mỹ lệ, giỏi về ca hát, múa và làm trò, nổi tiếng trong các hý phường đương thời. Khoảng năm Thái Bình, quan Cai hạt đưa bà tiến vào cung. Bà được vua Đinh phong chức Ưu bà, chuyên dạy múa hát trong quân ngũ.”

Nhà Đinh những ngày mới lập nước, quân đội đa phần là nông dân, chưa quen quy củ. Trong quá trình bà ở trong cung, vua Đinh Tiên Hoàng sau khi nhận ra tài cảm âm của bà liền ‘thử thách’ bà có thể tạo ra một hồi trống vang để khích lệ tinh thần quân sĩ. Dù là phận nữ nhi chưa bao giờ được ra trận nhưng qua quan sát cùng tìm hiểu, bà đã tạo ra được bài trống ‘huyền thoại’.

Cụ thể như phép đánh tiếng trống rước, hoặc tiếng trống chèo dùng mô tả khi lâm trận: “Nam chinh sát Bắc tướng, diệt Bắc tướng. Nam thiên sinh vương, Nam thiên sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế.” (Quân Nam giết tướng Bắc, diệt tướng Bắc, trời Nam sinh vương, trời Nam sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế).

Nhờ những bài trống, bà đã chứng minh được rằng đào nương không chỉ là những người mua vui chốn hồng trần lai khách mà còn có thể làm được nhiều điều phi thường không hề thua kém đấng nam nhi. Những bài trống ấy được nhân gian lưu truyền, nghệ thuật hát chèo cũng bắt đầu hình thành từ thời đó. Ở miền Bắc nước ta, nhất là vùng châu thổ sông Hồng, hát chèo chiếm giữ một vai trò quan trọng, là linh hồn không thể thiếu được trong các ngày hội của nhân dân vùng châu thổ sông Hồng.

Khi bà mất, nhân dân đã tôn bà là Bà tổ nghề hát chèo. Để tưởng nhớ những đóng góp của bà cho nghệ thuật hát chèo, những người hoạt động trong ngành sân khấu chèo Việt Nam và các chiếu chèo, làng chèo cổ đều tổ chức lễ giỗ Bà tổ của nghề hát chèo vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm. 

Chuyện Hậu Cung

https://khamphalichsu.com/pham-thi-tran-n277.html

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới