VĂN HÓA TRÀ

VĂN HOÁ TRÀ
ThS. Nguyễn Trung Toàn
I. Nguồn gốc của trà:
Trà là một giống cây đẹp sinh ở phương Nam đất Trung Hoa, thân cao độ một cho đến hai
thước. Trà là một thức uống mà người Trung Hoa ưa thích từ xưa đến nay. Thói quen và
điều kiện sinh hoạt của mỗi người khác nhau, nên từ xưa đến nay có moat số người vô
cùng thích trà. Từ đó tiến thêm một bước khiến họ có khả năng thưởng thức, nghiên cứu
đặc biệt về trà, thậm chí có nhiều cống hiến đối với lịch sử phát triển lâu đời của văn hoá
trà.
Chữ
“TRÀ” từ thời Đường trở về trước đều viết là “ĐỒ”. Trà trở thành một loại thức uống
đại khái bắt đầu từ thời Tiên Tần. Thời xa xưa, Trung Quốc bị ngăn cách từng vùng, bởi
núi sông hiểm trở, chưa thông thong liên lạc như hiện giờ, nên trà được gọi bằng nhiều
danh từ như :
trà, giả, thiết, mính, xuyển.
“Giả
” là một loại trà đắng. Người ở miền Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, quen gọi trà là
“Thiết”. Người đầu tiên có cống hiến đặc biệt đến văn hoá trà ở Trung Quốc là Lục Vũ,
sống ở thời Trung Đường. Lục Vũ tự Hồng Tiệm, quê ở Cảnh Lăng (Giang Tây), lúc nhỏ
đi chơi nơi bờ sông bị lạc đường, được một vị sư cứu đem về chùa nuôi cho ăn học. Ong
ghiền trà rất nặng, ông đọc nhiều sách, thông suốt kinh dịch. Vua Đường Đức Tông (780 –
805) nghe danh sai sứ mời, nhưng Lục Vũ lánh về Thiều Khê (nay ở vùng phụ cận Hồ
Châu, Chiết Giang) đóng cửa đọc sách, lấy hiệu là Tang Chữ Ông. Lục Vũ là tác giả bộ
“Trà Kinh” rất nổi tiếng.
Trong Trà Kinh có ghi: nếu trà mọc trên đá mòn là tốt nhất, mọc trân đất sỏi là trung bình,
mọc nơi đất vàng là loại xấu, trà gieo thì không qủa, trồng thì ít sum mậu, phải trồng giống
như trồng dưa, bí. Loại ttrà mọc ngoài đồng hoang là tốt, mọc trong vườn là xấu. Trà mọc
theo sườn núi và có ánh sáng mặt trời và mọc nơi rừng thiếu ánh sáng, lá màu tím là loại
tốt, lá màu xanh là loại kém. Hình dáng lá trà như mục măng là tốt, như hình chiếc răng là
xấu. Lá cuốn lại là tốt, lá xoè ra là xấu.
Vị của trà rất hàn (lạnh) dùng để uống với ai có tính cần kiệm tinh tế. Nếu uống vào lúc
tiết trời nóng bức thì trà có thể giải nhiệt. Trong nhiều thế kỷ bên Trung Hoa, các đạo sĩ có
công phổ biến trà như một phương thuốc trường sinh, vì trà uống vào làm cho hết buồn
ngủ. Tại tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc có núi Vũ Di Sơn thuộc huyện Sùng An là nơi
sản xuất nhiều loại danh trà như : Hoa Hương, Kỳ Chưởng, Danh Chủng, Tiểu Chủng…
Núi Vũ Di Sơn là ngọn núi cao vút tận mây xanh, qunh name tuyết phủ, chân núi lại eo cổ 
bồng, thắt ngang long, chân người và chân thú không sao trèo được. Người ta mới dùng
nha phiến tập cho khỉ mắc bệnh ghiền, rồi đeo giỏ tre nhẹ nhàng vào cổ con khỉ, sai trèo
lên tột đỉnh hái trà. Nhờ giá tuyết lạnh buốt nên giống trà hoang mọc trên núi Vũ Di Sơn,
lá quăn cuốn lại trông tựa mỏ chim. Từ đó dân trong vùng chế biến ra nhiều loại danh trà
như : Bạch Mao hầu, Trảm Mã Trà, Trùng Diệp Trà, Thiết Quan Âm
Nhờ hấp thụ sanh khí thiên nhiên của tạo hóa, mỗi đêm gội nhuần chất cam lộ sương lạnh,
giá buốt, không một chút hồng trần, bụi nhơ bám vào, nên trà Vũ Di Sơn chưa được uống,
chỉ nghe tiếng đồn mà đã gay sảng khoái, nếu được nhắp vào một hớp, hương thơm của trà
có thể tiêu trừ trược khí, làm cho tinh thần sảng khoái. Vua Kiền Long từng nói rằng : mỗi
lần thưởng thức một chum trà Vũ Di trẫm thấy nhẹ nhàng, lâng lâng, có cảm giác cởi mở
hết ưu tư và được an nhàn tự tại. Trà Vũ Di quả là một thứ nước giải khát tuyệt hảo, có thể
trừ được mọi căn nguyên phiền não.


II. Nghệ thuật pha trà
Người xưa khi có khách đến chơi, bao giờ cũng mời khách uống trà, mà không bao giờ có
trữ sẳn nước sôi, cho nên thường nói: “để quạt nước bác sơi” cũng là để dò ý xem khách có
thể ở lại chơi lâu hay là đi ngay. Người xưa không nói “nấu trà” mà gọi là “pha trà”.
Lửa phải chụm bằng than mới tốt, rồi đến loại củi gỗ cứng như cây dâu, vây hoè…Không
nên dùng than đã đốt cháy một lần rồi, vì như vậy trà sẽ có mùi hôi, nên dùng loại than
mới, loại cây có dầu, cây cũ, cây vụn cũng không nên dùng để nấu trà, như vậy sẽ mất
ngon. Về nước để nấu trà, nên dùng nước trên núi là tốt nhất, nước sông thì tạm được,
nhưng không bằng nước trên núi. Nước giếng không nên dùng để pha trà. Nước trên núi
phải chọn nước suối trong, thường gọi là “Nhũ huyền”. Nước ở những chỗ trũng trên núi,
nhìn thấy ngạch đá bên dưới (thạch trì) hay chỗ nước chảy chậm là tốt nhất.
Ơ những dòng thác chảy mạnh, không nên dùng nước này để pha trà, uống lâu ngày ssẽ
mang bệnh nơi cổ. Nơi thung lũng có nhiều vũng nước, không có đường thông thoáng hay
có rắn rít độc hại. Vì vậy muốn dùng nước này phải khai thông cho chảy hết nước cũ có
chứa độc, đợi nước hảy trong thì mới nên dùng. Nếu gặp nước sông thì chọn nơi cách xa
chỗ người ở. Nước giếng thì tốt hơn hết là chọn giếng thật nhiều nước. Khi nước sôi, có
tiếng kêu nhỏ thì gọi là sôi đợt một, khi chung quanh ấm có nhiều bọt trào lên như ngọc
reo suối đổ thì gọi sôi đợt hai. Còn khi đã sôi như cuộn sóng, thì gọi là sôi đợt ba. Khi
nước mới sôi là thích hợp nhất để pha trà. Khi nước sôi đợt hai thì múc ra một gáo nước để
đó, rồi lấy kẹp tre quay tròn trong nước đang sôi, liệu chừng sức sôi chưa đạt đến đỉnh cao
thì cho trà vào. Một hồi sau nước lại sôi cuộn tung lên, khi ấy sẽ lấy nước múc ra khi nãy(1
gáo lần sôi đầu tiên) đổ vào để hòa tan bớt sức sôi để dưỡng cái tinh hoa.

Nấu xong châm ra chén, chén thứ nhất là loại thượng hạng, cất lại dùng để dưỡng cái tinh
hoa của tràvà dùng để hãm sức sôi của nước. Chén thứ hai, ba, không ngon bằng. Còn chén
thứ tư, thứ name trở đi, nếu không that khát thì đừng uống. Phàm nếu nước được một lít thì
châm được 5 chén (ít nhất là 3 chén, nhiều nhất là 5 chén). Nên uống trà lúc còn nóng, vì
những gì tinh túy nhất nổi lên trên, còn bã trà chìm ở dưới, nếu đợi nguội thì phần tinh anh
sẽ bay theo hơi hết, khi uống sẽ khó tiêu hóa và không cảm nhận hương vị của trà. Điều
lưu ý là khi đang uống dỡ chén mà chưa hết thì không nên châm thêm cho đầy chén. Mới
uống phân nữa mà mùi vị ngọt ngọt là “giả”. Không ngọt mà đắng gọi là “xuyển”. Hớp
vào đắng, đến họng cảm thấy ngọt đó gọi là “trà”.
Trà có chín điều khó: một là làm, hai là biết phân biệt tốt xấu, ba là đồ dùng để sao chế,
nấu trà, bốn là lửa than, năm là nước, sáu là hong, hơ, bảy làlàm cho lá trà nát, tám là cách
nấu, cuối cùng là uống.


III. Một số danh trà Trung Quốc
Ngoài trà Vũ Di Sơn như đã trình bày, còn vài loại đệ nhất danh trà sau nay, phần nhiều
thuộc huyền thoại nhưng cũng kể lại cho biết:


1.
Trãm mã trà:
Loại trà này thường mọc ở ngọn núi Vu Sơn, thuộc huyện Vu Sơn, tỉnh Tứ
Xuyên Trung Quốc, nay là loại trà lâu đời mọc ở triền núi, khe đá gần vũng
nước trũng, khi pha nước, trà có màu đậm đen, nên dân gian còn gọi là “Ô
Long Trà”. Về tên gọi Trãm Mã Trà, trong nhân gian còn truyền tụng thuyết
như sau: Đời nhà Thanh bên Trung Hoa, bà Từ Hy thái hậu hằng ngày sai
các ông Thái Gíam trong cung đến Vu Sơn để hái trà về nấu dâng cho bà
uống. Một hôm có vị Thái Gíam trong cung, đi h1i trà trên đường về, ghé
vào vệ đường nghỉ ngơi và ngủ thiếp đi lúc nào không hay, khi tỉnh dậy thấy
giỏ đựng trà đã bị con ngựa bean cạnh ăn hết trong lúc vị Thái Gíam đó ngủ
quên. Ong sợ bị tội nên đã mổ bụng con ngựa ra để lấy tràmà con ngựa đã
ăn. Khi đem về cung nấu dâng cho bà Từ Hy thì lúc ấy bà uống trà và cảm
nhận thấy sự khác thường so với hằng ngày. Vị trà ngon hơn, thơm hơn, cho
nên mới hỏi vị Thái Gíam, ông ta thật tình thưa chuyện đã bị ngựa ăn hết giỏ
trà. Bà Từ Hy truyền chỉ bảo hằng ngày hái trà về cho ngựa ăn, sau đó mổ
bụng để lấy lá trà nấu dùng. Từ đó trong dân gian mới có tên là “ Trảm Mả
Trà”.


2. Trùng Diệp Trà:
Thường mọc ở núi Ly Sơn, huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hương vị cũng qúi không thua gì trà Vũ Di Sơn và Trảm Mã Trà. Uống vào
vẫn thấy tỉnh táo tinh thần và yêu đời. Tục khách không làm sao phân biệt 
ược, chỉ có mấy ông đạo sĩ tăng lữ, quen sống trong thâm sơn cùng cốc mới
biết chỗ hái mà thôi.
Tại núi Ly Sơn, vào mùa xuân cây trà mọc sẳn trên núi rừng, đâm trồi nảy
lộc, có một giống sâu chuyên ăn đọt tràvà thích làm ổ trong chùm búp non.
Các đạo sĩ tăng lữ, không ngại khó khăn trèo lên tìm hái những lá sâu cuốn
kén ấy đem về trộn chung với lá trà không bị sâu ăn, chế biến ra một thứ trà
rất qúy gọi là Trùng Diệp Trà. Khi pha trà này có màu xanh dợt, nhưng
hương thơm ngào ngạt.


3.
Trùng Xỉ Trà:
Trùng là con sâu (côn trùng), xỉ là phân, trà là lá trà: Trà phân của con sâu.
Trà này uống vào đăng đắng, một hồi lâu cảm thấy hơi ngọt trong cổ họng.
Mỗi lần pha lấy một ít thôi. Không can nhiều, uống nhiều ghiền hơn cà phê.


4.
Thiết Quan Âm:
Đây là trà đặc biệt của tỉnh Phước Kiến. Một tỉnh miền Nam của đất Trung
Hoa, ở tỉnh này, dân ghiền trà rất nặng. Người Phúc Kiến gọi trà là “Thiết”.
Thiết Quan Âm là sản phẩm của huyện An Khê, vì lá uốn cong lên như mỏ
con chim ưng nên cũng gọi là: “Ưng Chủy Trà” ( chủy là mỏ chim). Loại trà
này rất hiếm, không đủ cung cấp cho người trong xứ, nên chẳng bao giờ thấy
bán ra ngoài. Uống vào tỉnh táo, không mệt, tinh thần sáng suốt, vui vẻ, nhẹ
nhàng. Nếu để nguội, trà vẫn giữ được hương vị thơm ngon
Truyện kể rằng có gia đình họ Ngụy ở An Khê, rất sùng đạo Phật, hằng ngày
dâng trà, tụng kinh trước bàn thờ đức Quan Âm. Một hôm tối trời, thấy trên
núi có ánh sáng. Ong lên xem thấy có một cây trà con mọc trong kẹt đá, bèn
bứng đem về rồi lựa một kẹt đá khác gần nhà rồi trồng lại cây trà y như
trước. Cách vài năm, trà lớn, hái lá được, hương vị rất khác trà thường và hái
đem cúng phật Quan Âm. Đồng thời đặt tên là “Thiết Quan Âm”. Vì vùng ấy
gọi trà là: “Thiết”. Có bài tụng “Thiết Quan Âm”:
Tối ái phương tùng ưng chủy nha
Lão lang phong ký tặng tiên gia
Kim triêu cách hữu tương giang nguyệt
Chiếu xuất phi phi mảng uyển hoa.
Dịch:
Rất thích thơm ngon ưng chủy trà
Ong già phong kín tặng tiên gia
Trên sông đâu có vừng trăng sáng

Lóng lánh soi vào khắp chén hoa
IV. Cách thưởng thức trà theo lối cổ của Việt Nam
Không phải nước Nam ta mới biết dùng trà Tàu, gần đây, từ buổi Mạt – Lê hay sơ Nguyễn
chẳng hạn, nhưng sự giao ban mật thiết chỉ có ở buổi Mãn Thanh, cho nên chén trà của ta,
kể về kiểu thức, có lẽ là thoe kiểu Khang Hy, Càn Long dĩ hậu.
Một bộ chén trà cổ điển phải gồm những món sau:
+ Một chén trộng trộng, lớn hơn các chén khác để chiết trà từ chiếc ấm rout vào
đây, danh từ chuyên moan gọi là chén TỐNG, do chữ Tướng mà đọc trại ra
+ Ba hay bốn chén nhỏ, để dùng trà gọi là “chén quân”, hay “chén tốt”. Quân ở đây
là quân sĩ và tốt cũng là sĩ tốt. Ơ miền Trung, người ta dùng ba chén quân làm một bộ,
trong khi người miền Bắc dùng bốn chén
+ Chót hết là một đĩa bàn, lớn hơn dĩa dùng để chứa những chén quân hay chén tốt.
Để các dĩa chén ấy muốn thành một bộ đầy đủ phải để chung với một ấm con, da chu hay
da sành, cả thảy đựng trong một khay gỗ qúi giá.
Nghệ thuật uống trà của người Việt cổ không ai đem nhã thú này lên cao hơn là chúa Trịnh
Sâm (1739 – 1782). Mặc dầu chúa Trịnh có sủng phi Đặng Thị Huệ, mọi việc đều một tay
bà quán xuyến, nhưng đến việc pha trà cho chúa thì chúa vẫn tự tay pha lấy, không nỡ hay
hông dám làm nhọc bà ái phi xinh đẹp. Chúa Trịnh Sâm tự xưng mình là: “Trà Nô”. Chúa
ban khẩu hiệu : “Trà Nô, Tửu Tướng”, có nghĩa là uống rượu phải that sang trọng, oai
phong, giống như một vị tướng, có quân hầu hô lệnh, ca nhi chuốc rượu. Nhưng trái lại đến
khi uống trà phải tự mình pha lấy.
Đối với Việt Nam, không nên bắt chước các nước Âu Mỹ, uống trà có thêm đường cho
ngọt, cho thêm sữa cho béo, uống như vậy còn gì dư vị của trà.


V. Uống trà
Có cánh thì bay, có lông thì chạy, hả miện thì nói, ba cái này đã có giữa trời đất, ăn uống
để sống, ý nghĩa của uống, khởi nguyên từ lâu đời vậy. Nếu khát thì uống nước, muốn giải
cơn buồn giận thì uống rượu, muốn trừa cơn buồn ngủ thì uống trà. Nguồn gốc uống trà
phát khởi từ Thần Nông Thị, và nổi tiếng từ thời ông Chu Công nước Lỗ. Đời Tề có Án
Anh, nhà Hán có Dương Hùng, Tư Mã Tương Như, Ngô có Vĩ Diệu, đời Tấn có Lưu
Côn…. Đều nổi danh về uống trà. Sau này lan tràn, truyền đến giới bình dân qua nhiều
thời đại và thịnh nhất vào thời Đại Đường. Từ đó nhà nào cũng uống trà. Uống có trà thô, 
trà rời, trà boat, bánh trà, hoặc đập dập, hoặc ngào, hoặc hong khô, hoặc đâm rồi cất vào
trong bình hay hũ và đổ nước nóng vào gọi là ướp trà, hay cho hành, gừng, táo, vỏ quýt,
thù du, bạc hà…nấu cho sôi trăm lần, hoặc vò cho trơn, hoặc nấu bỏ bọt.
Nếu hái nhằm vào lúc không có nắng và hơ vào buổi tối, thì không phải là kẻ biết chế trà.
Nhai để biết vị, ngửi để biết mùi, thì không phải là kẻ biết phân biệt ngon dở, vật dụng hôi
tanh thì không phải là đồ trà, củi dầu hay than ngộp (củi dùng rồi làm ngộp tắt) thì không
phải là lửa. Lo lắng vội vàng thì không phải là nấu trà. Mùa hạ năng uống, mùa đông bỏ thì
không phải là kẻ uống trà.


VI. Nghệ thuật Trà Đạo của người Nhật Bản
Người Nhật Bản có một phương pháp uống trà đặc biệt của họ gọi là “ Chanoyu”, dịch là
“Trà đạo”, trà đạo ngày nay là một thú tiêu khiển của người Nhật. Theo các tài liệu lịch sử,
trà Tàu du nhập vào Nhật Bản vào khoảng 700 năm SCN, giữa thời thịnh Đường, loại trà
của người Nhật thường dùng thứ Matcha, đây là một loại trà tán nhỏ ra như bột, có màu
xanh như lá cây.
Ban đầu vào đầu thế kỷ VII, trà bột bên Nhật cũng chưa được biết nhiều. Phải đợi đến cuối
thế kỷ XII, thời nhà Tống bên Trung Quốc, thì Matcha mới du nhập sang Nhật, trà lúc ấy
rất qúy vô cùng, được xem như một tiên dược, có khả năng giải bệnh hơn là giải nhiệt, giải
khát, đến thế kỷ XIV, trà được phổ biến sâu rộng nhờ tục đấu trà (tocha).
Phép đấu trà bằng sự tề tựu vào một nơi với nhiều người cũng thích uống trà, trà được rout
ra trong nhiều chén nóng hổi, hơi bay ngạt mũi và giải khôi nguyên sẽ về tay người nào
nhắp chén nào là nói đúng tên trà chén ấy, nói đúng luôn nơi xuất xứ, trà ấy hái ở vùng
nào, ngon hay dỡ chỗ nào?...và người đoạt giải sẽ được tặng một phần thưởng xứng đáng.
Ngày nay có giống trà Uji (Vũ Trị), gần cố đô Kyoto, là nổi tiếng nhất, khắp thế giới đều
biết tên, càng về sau, cuộc đấu trà không treo giải thưởng để giữ đúng tinh thần của người
Nhật. Tocha trở nên những buổi hội hiệp tao nhã hơn chung quanh chén trà ấm cúng.
Lúc khởi xướng Maruta Juko (1423 – 1502), đưa ra qui tắc mà sau này gọi là Trà đạo
(Chanoyu). Tiếp theo có ông Takeno Joo (1502 – 1555) ra công điều chỉnh những qui luật
mà Murata Juko đã đặt ra. Sau đó nữa, một vị đạo sĩ phái Thiền Tông là Zen Rikyo dọn
xếp lại tất cả thành một bộ luật về Trà Đạo cho đến nay còn lưu hành.
Lúc đầu trà đạo thịnh hành giữa giới tăng lữ và giữa những người qúi phái vọng tộc, sau
mới bành trướng đến quần chúng và được phổ biến ngày càng sâu rộng thêm. Sự thưởng
thức hương vị của trà phát triển song song với đạo Phật , phái Thiền Tông, và song song
với óc thẩm mỹ sẳng có của dân tộc Phù Tang, để lần hồi trở nên một nghi thức, rồi một 
triết lý và hơn nữa một đạo giáo hẳn hoi, chánh thức, phải nhìn nhận trà đạo ngày nay có
ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá và mỹ thuật Nhật Bản.
Về dụng cụ cần thiết thì có:
+ Phòng trà
: Sukuya, do vậy gọi là Trà that, đúng hơn vì muốn tận hưởng lạc thú trà đạo
thì phải có am thất hợp thức, như vậy mới đáng gọi là Sukiya, Sukiya gồm một phòng
uống trà, và một trù thất để pha trà, một phòng khách đợi phiên và có một con đường nhỏ
để dẫn khách đi ngang qua hoa viên đến trà thất. Bởi vậy những biệt thự nào muốn có trà
thất phải lựa chỗ u tịnh nhất trong hoa viên mà lập, có cây trăm thước, có hoa bốn mùa, có
suối reo bốn mùa, có đá cuội lout đường, có rong xanh trãi đất, loại rong này, chủ nhân cho
khách xem bằng mắt, và không gì thất lễ và thiếu xã giao cho bằng giẫm chân lên tấm
thảm rong xanh biếc ấy.
+ Dụng cụ:
Chawan : đồ để pha trà và uống trà
Cha ire : hộp đựng trà bột
Chasen : cây cọ nhỏ chuốt bằng cọng tre để đánh trà cho mau tan
Cha saku : muỗng hay là vá để xúc trà cũng làm bằng tre
Hầu hết những dụng cụ trên được chế tạo một cách mỹ thuật và công phu
+ Trang phục: cách mặc đúng theo phương pháp trà đạo, phải ăn mặc khiêm tốn, nho nhã,
khi có đại lễ quan trọng, thì nam giới vận chiếc áo rộng tay kiểu Nhật thùng thình gọi là
Kimono, may bằng lụa chắc, dày, có thêu năm ba dấu hiệu sắc tộc mình càng tốt. Chân
mang bít tất trắng gọi là Tabi, đối với nữ cũng mặc Kimono đơn sơ có thêu dấu hiệu tộc
phái rõ rệt và cũng mang Tabi. Dầu nam hay nữ khách cũng phải mang theo mỗi người
một cây quạt giấy xếp và mang theo giấy trải nhỏ gọi là Kaishi.
Phương pháp hành lễ
Một lễ trà đạo Chanoyu, đủ các nghi thức gồm những lễ kể ra như sau đây:
Một bữa ăn nhẹ kaiseki
Một phút nghỉ xã hơi Nakadachi
Lễ chánh goza iri, trong khi diễn có dâng trà đậm Koicha
Tiếp theo và dứt là lễ dâng trà ngon gọi là usucha
Nếu đầu đủ thì một cuộc trà đạo có thể kéo dài trên 4 tiếng đồng hồ
a) Lễ Kaiseki:
Quan khách được mời dự lễ chia ra từng tốp 5 người đều túc trực nơi phòng chờ.
Chủ nhân bước ra trình diện và mời khách nương theo con đường nhỏ dẫn qua một
hoa viên xinh xắn công phu để đến trà thất. Cạnh bên đường nhỏ này có xây một bể 
nước chảy trong veo, khách dừng chân lại, lấy vá múc nước rửa tay, xúc miệng, làm
lễ “tẩy trần”.
Trà thất có cửa vào rất thấp, khách phải qùy gối mà chui vào để tỏ long kính cẩn và
phục thiện. Vào đến phòng chính thấy ở giữa có bày một bếp lửa bất di động, gắn
chặt vào một nền lò di động, trên có đặt một siêu nước, bước vào phòng, mỗi du
khách đều phải cúi đầu trước khám thờ Tokonoma. Khách sẽ cầm cây quạt ngắm
bức tranh treo trong khám và chiếc đỉnh con đặt trên bàn bên cạnh, sau đó khách
liếc mắt nhìn lò lửa hồng, trên có cái siêu. Tiếp theo sẽ phân ngôi thứ để an tọa. Vị
khách quan trọng sẽ được xếp ngồi cạnh chủ nhân. Chào hỏi xong rồi thì dọn
Kaiseki và những thức ăn ngọt.
b)
Lễ Nakadachi:
Chủ nhân ra dấu mời khách trở lại sân hoa viên, ngồi trên ghế dài, ngắm cảnh xem
hoa, đợi mình sắp đặt lễ tiếp
c) Lễ Goza Iri:
Chủ nhân dùng chày gỗ gõ mạnh vào khánh bằng đồng treo trong trà thất và đó là
dấu hiệu của lễ chánh bắt đầu. Theo cổ tục thì chủ nhân gõ khánh 3 lần 4 lượt.
Trong lúc ấy quan khách đã đứng dậy thủ lễ một cách cung kính, khách trở lại hồ
nước rửa tay và xúc miệng một lần nữa, sau đó mới trở lại trà thất. Lúc ấy có một
người đến rút lên cao mấy t6ám màn sáo tre treo ngoài cửa sổ để ánh sáng mặt trời
chan đầy khắp gian phòng. Bức tranh cổ lúc nãy còn treo trong khám thì nay đã thu
xếp lại đem cất và thay vào đó là một bình bông chưng theo đúng phong cách cổ
truyền. Một chậu nước lã được đặt sẳn kế bên một hộp đựng trà bột.
Trên tay chủ nhân cầm một cái tô qúi để pha trà gọi là chawan, một cọ tre để khuấy
trà gọi là chasen và một cái vá xúc trà từ trong hộp ra gọi là chashaku. Chủ nhân
bước vào trù phòng trở ra với một chậu nhỏ dùng đựng nước để trau tô cho thêm
sạch, một áo múc nước và một giá kê để lát nữa kê gáo lên trên hoặc kê đỡ nắp siêu.
Sau đó chủ nhân bưng từ trong hộp mức bánh ra đặt trước mặt vị khách quan trọng
nhất. Chủ nhân lấy khăn Fukusa lau sạch hộp đựng trà và lau luôn cái vá xúc trà, rồi
lấy cọ tre quậy trong nước , nước này chủ nhân dùng gáo múc trong ấm siêu đặt trên
lò lửa hồng, chủ nhân tiếp lấy cái tô cũng trau bằng nước nóng, rồi truốt nước tô ấy
vào chậu nhỏ, đạon lấy khăn vải gi mịn (gọi là Chaikin) lau lại cái tô sach sẽ trong
ngoài. Sau đó đặt tô xuống, chủ nhân lấy hộp trà, dùng cái vá tre xúc trà bột, từ hộp
sớt qua tô, cứ đếm mỗi vị tân khách là 3 muỗng xúc. Đoạn chủ nhân dùng gáo tre
múc một gáo nước sôi đầy trong siêu nước, nhưng chỉ rót một phần ba gáo vào
trong Matcha đặt trong tô, còn dư nước thì trút lại siêu, chủ nhân sẽ dùng cọ tre

khuấy cho trà mau tan ra nước cho đến khi trà trở nên đặc sền sệt như nước đậu
xanh sệt. Trà pha cách này gọi là Koicha(trà đậm).
Phép hành lễ trà đạo vừa trang nghiêm vừa thanh nhã, thêm đượm chút gì huyền bí của một đạo
giáo riêng biệt, nữa Thiền, nữa Thần đạo, nữa Võ sỉ đạo. Trà đạo cho đến nay vẫn giữ được tính
cổ truyền bất di bất dịch khiến người Nhật tự hãnh diện và xem đó là tinh hoa của đất nước họ.

* NHỮNG LỢI ÍCH TỪ UỐNG TRÀ
Trà đen, trà xanh đều là sản phẩm từ cây trà có tên khoa học là Camellia Sinensis. Trà đen được ủ
men, còn trà xanh thì không (trà Ô Long được ủ men một phần). Trà xanh là thức uống sức khoẽ
phổ biến ở Châu Á từ hơn 5000 năm qua.
Những chất polyphenol trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa
bệnh ung thư. So với trà đen, trà xanh có lượng polyphenol cao hơn, vì không bị quá trình
ủ men làm thay đổi thành phần. Đặc biệt chất chống ôxy hoá EGCG (epigallocatechin
gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ, là nhân tố chủ yếu để tạo nên dược tính của
trà xanh. Nó ngăn chặn các enzyme kích hoạt sự sao chép, nhân bản tế bào gây nên ung
thư và những hoạt động khác của tế bào. Các nhà khoa học ở Nhật Bản đã khám phá ra
rằng những phụ nữ nào có thói quen uống hơn 5 tách trà xanh/ ngày thường ít có nguy cơ
mắc bệnh hoặc tái phát bệnh ung thư vú và bệnh sẽ không di căn nhanh chóng như ở
những đối tượng khác.
Có một nhận xét rất thú vị rằng ở những quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,
những nơi mà trà được xem là thức uống sức khoẽ hằng ngày thì tỷ lệ bệnh viêm khớp thấp
hơn hẳn so với những nơi khác trên thế giới. Ngoài ra nếu uống trà xanh thường xuyên sẽ
giúp ích cho những bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch. Sau khi phát cơn đau tim thì bệnh
nhân nghiện trà xanh cỡ nặng đô có tỷ lệ tử vong ít hơn 44% so với bệnh nhận không uống
trà.
Chía khoá cho tính năng bảo vệ sức khoẽ của trà xanh chính là các Flavonoid, chất này còn
có cả trong trà đen, táo, hành, bông cải…có khả năng ngăn ngừa Cholesterol xấu LDL
không bị oxy hoá, chống tụ máu.chống xơ cứng động mạch.
Một số hợp chất hóa học và lợi ích sức khoẽ khác của trà xanh như chất CATECHIN: giảm
nguy cơ đột biến gen, giảm cholesterol, cao huyết áp, đường máu, diệt virus cúm, ngừa sâu
răng, hơi thở hôi. Chất CAFFEINE: giúp bạn tỉnh táo, giảm mỏi meat, buồn ngủ, dùng
như chất lợi tiểu. VITAMIN C: giảm stress, ngừa cảm cúm, nhiều loại vitamin khác như B,
E, …


Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới