THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN - SỰ TÍCH VÀ TRUYỀN THUYẾT

 

THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN - ảnh sưu tầm

THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN


Xung quanh Lý Công Uẩn, vua sáng lập ra triều Lý, có khá nhiều truyền thuyết, huyền thoại, nhất là những truyền thuyết huyền thoại nói về việc nhà Lý thay nhà (Tiền) Lê trị vì đất nước. Sau đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu.
 
 Có thể do lúc bấy giờ đạo Phật ở đất nước ta đã phát triển rất mạnh, có nhiều đệ tử đến nương nhờ cửa Phật và có nhiều nhà sư trụ trì nổi tiếng thông tuệ, uyên bác, là lực lượng trí thức tiêu biểu của đất nước, và như vậy, điều tất yếu xảy ra là họ đã chuyển dần địa hạt, từ tôn giáo bước sang chính trị, xã hội.
 
 Thời Lê Đại Hành có Quốc sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu tham chính, làm đến chức Thái sư. Kíp đến thời Lê Trung Tông 3 ngày và Lê Ngọa Triều 4 năm, trên chính trường đầy dẫy những hành vi bạo ngược, những việc làm thương luân bại lý (như Lê Ngọa Triều giết anh cướp ngôi, hành hình tù binh man rợ, trói người vào mạn thuyền cho rắn cắn, róc mía trên đầu nhà sư ...) đã gây bất bình sâu sắc trong mọi tầng lớp xã hội, và chính đó là tiền đề cho ra đời những truyền thuyết huyền thoại nói lên sự tất yếu phải có sự thay đổi chính thể.
 
 Những truyền thuyết huyền thoại này có thể là do sự "dàn dựng" của các nhà sư , trí thức. Nhưng dẫu như vậy, thì nó vẫn có tác dụng và giá trị, vì như thế đã phù hợp với tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mọi người.
 
 Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, nay là Tuyên Sơn (Bắc Ninh). Bà mẹ họ Phạm, nhân một hôm đi chơi trên chùa Tiên Sơn (tức chùa Trường Liên trên núi Tiêu ở xã Tương Giang, Tiên Sơn) cảm ứng với thần rồi về có mang, sinh ra Ngài vào năm 974, cuối thời Đinh.
 
 Trước đó mấy tháng, ở viện Cảm Tuyền thuộc chùa Ứng Thiên Tầm trong châu Cổ Pháp, có con chó mẹ đẻ chó con màu trắng nhưng lại có những đốm lông màu đen xếp hình hai chữ "Thiên tử". Do vậy mà từ miệng các nhà trí thức địa phương, rồi sau đó là dân chúng trong vùng, đã lan truyền câu chuyện rằng "đến năm Tuất sẽ sinh ra một người làm "Thiên tử". Quả nhiên Lý Công Uẩn đã sinh ra ở vùng này vào chính năm Giáp Tuất (974). Tuy vậy, vì có nhiều người cũng sinh năm ấy, nên sự kiện này lúc bấy giờ chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ việc người mẹ không chồng mà chữa gây nên sự dị nghị của mọi người.
 
 Sinh được ba năm, bà mẹ họ Phạm aÜm đứa trẻ đến nhà Lý Khánh Văn để sinh làm con nuôi. (Có thể Công Uẩn chính là con của Khánh Văn mà bấy giờ bà mẹ đem trả lại chăng?). Khánh Văn nhận lời, đặt tên cho nó là Lý Công Uẩn.
 
 Lý Khánh Văn vốn là nhà hào phú bản thân lại có học hành và giao du rộng, nên sau khi nhận nuôi Công Uẩn được mấy năm thì cho cậu bé đến chùa Cổ Pháp (tức chùa Lục Tổ ở xã Đình Bảng, Tuyên Sơn, Bắc Ninh) vừa để nương nhờ cửa Phật mà cũng vừa để theo học nhà sư Vạn Hạnh, vốn nổi tiếng lúc bấy giờ là một đại sư.
 
 Vừa trông thấy Công Uẩn đến chùa, đại sư Vạn Hạnh đã nói ngay với Lý Khánh Văn: "Đứa bé này có tướng mạo khác thường, sau này lớn lên có thể giúp vào việc cứu khốn phòng nguy trăm họ, và làm đến bậc minh chủ trong thiên hạ".
 
 Đại sư rất mừng và từ đấy hết lòng dạy dỗ Công Uẩn nên người, và biết được mọi điều hơn lẽ thiệt.
 
 Tuy nhiên, theo quan niệm đương thời, Lý Công Uẩn thuở nhỏ không phải là đứa trẻ hiếu học. Tuy bị ép vào khuôn phép nhưng Công Uẩn chỉ học hành sách vở chiếu lệ, còn mọi sở thích là dồn vào việc chơi bời chạy nhảy như phần lớn những đứa trẻ khác. Duy có điều, trong các trò chơi, bao giờ Công Uẩn cũng tỏ ra khôn ngoan, trí tuệ hơn những đứa trẻ này, và được chúng tôn làm "thủ lĩnh".
 
 Đại sư VaÏn Hạnh biết như vậy nhưng Ngài cũng chẳng cấm đoán, ngược lại còn hướng dẫn cho Công Uẩn biết được cái "ly" của các sự việc, hiện tượng, và từ đấy chỉ ra con người khôn ngoan là phải biết hành động như thế nào.
 
 Khi hết tuổi ở nhà chùa, Công Uẩn trở về nhà với mớ kiến thức kinh sử qua loa. Tuy nhiên, là người nhanh trí, nên thơ văn Ngài làm cũng rất trôi chảy, biến hóa.
 
 Lý Khánh Văn giao Công Uẩn trông coi việc nhà và nhiều công việc đồng án khác, nhưng Ngài cũng chẳng chịu để mấy tâm sức vào làm. Chí hướng của Ngài lúc bấy giờ là còn ở vào những việc khác hệ trọng hơn nhiều ...
 
 Ấy là việc, Đinh Tiên Hoàng, rồi Lê Đại Hành vốn lúc đầu cũng chỉ là người bình thường, áo vải, nhưng nhờ có võ công và trí lự hơn người, đã trở thành những vị tướng suý và hoàng đế lẫy lừng, làm cho cả nhà Tống cũng phải nể sợ. Đã kích thích mạnh mẽ chí tiến thủ của nhiều thanh niên có học lúc bấy giờ. Vì vậy, khi có chiếu chỉ của nhà về việc gọi trai tráng "nhập ngũ" là lúc Lý Công Uẩn hăng hái lên đường ngay. Sư hăng hái của Công Uẩn còn do một nguyên nhân khác nữa, là Ngài không muốn ở quê lâu để nghe mọi người đàm tiếu về việc mình không có bố!
 
 Lúc đầu Lý Công Uẩn được bổ túc vào đội quân bảo vệ bốn mặt kinh thành ("Tứ sương quân"), rồi sau đó một thời gian dài, nhờ mẫn tiệp, cung cẩn, được tin tưởng bổ vào quân túc vệ chuyên đi kề cận nhà vua ("điện tiền quân") vào giữa thời Lê Ngọa Triều.
 
 
 Khi Lê Đại Hành băng hà (1005), các con trai tranh nhau ngôi báu, đánh nhau đến 8 tháng trời. Hoàng thái tử Long Việt (tức Lê Trung Tông) vừa định vị được ba ngày thì bị Thái tử Long Đĩnh giết chết, rồi tiếm ngôi là Lê Ngọa Triều.
 
 Trái với tất cả các bầy tôi và người thân tín khác của Lê Trung Tông, nhà vua chết thì họ đều chạy trốn, duy chỉ có Lý Công Uẩn là ôm lấy xác vua mà khóc lóc thảm thiết. Hành vi này biểu hiện sự trung tín của một bề tôi, bất chấp cả cái chết đe dọa.
 
 Dẫu là kẻ bị tàn bạo đến mức sẵn sàng giết hết cả anh em, nhưng Lê Long Đĩnh chẳng những không giết Lý Công Uẩn mà trái lại, còn ban khen là một người trung thành. Và để thưởng công, đồng thời khuyến khích cho sự trung thành ấy, điều mà Lê Long Đĩnh rất cần lúc này, khi lên ngôi, Lê Ngọa Triều đã thăng cho Lý Công Uẩn làm "Tứ sương quân phó chỉ huy sứ". Gần ba năm sau, tức là trước khi Lê Ngọa Triều băng một năm, còn phong thêm cho Lý Công Uẩn làm "Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ" nữa! Điều ấy có nghĩa: Lý Công Uẩn là người chỉ huy đội bảo vệ tin cẩn nhất của nhà vua!
 
 Khi làm "phó chỉ huy sứ ..." ở kinh thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn thỉnh thoảng cũng về thăm nhà cha nuôi ở làng Đình Bảng. Đây là làng mà đại bộ phận người họ Lý đang làm ăn tiến phát, cũng là làng rất sùng đạo Phật và có nhiều nhà sư tên tuổi lúc bấy giờ.
 
 Ở trong vùng có chùa Kiến Sơ thuộc làng Phù Đổng, nằm kề cận với nơi thờ Phù Đỗng Thiên Vương (Thánh Gióng) và cả hai đều là những chốn linh thiêng từ lâu đời truyền lại.
 
 Thuở trước đó, Thiền sư Trí Thành khi tu ở chùa Kiến Sơ có lập một gian nhà thờ thần Thổ địa ở bên phải chùa. Đó cũng là nơi Thiền sư an nghĩ và thường xuyên tụng niệm. Sau khi Thiền sư viên tịch, gian nhà ấy cũng đỗ nát chỉ còn trơ nền đất cũ. Người trong làng cho rằng chỗ ấy là linh thiêng, nên thường đến đốt hương cầu khấn ở gốc cây cổ thụ trên nền đất có gian nhà thuở trước.
 
 Đến khi sư Gia Bảo đến trụ trì sửa chữa lại chùa Kiến Sơ, cho chỗ ấy là nơi thờ nhảm, bèn bảo chú tiểu ra dẹp những đồ thờ cúng kia đi, thì bỗng một hôm, thấy ở thân cây cổ thụ có một bài kệ như sau:
 
Phật pháp thì năng hộ
Vãng thính trụ kỳ viên
Nhược phi ngô chủng tử
Tảo tuỳ biệt sứ thiên
Bất tái Kim Cương bộ
Mật Tích ná la diên
Mãn không trần số chúng
Thị Phật thành on khiên.
 
 (Nghĩa: Phép Phật ai hộ trì? Đợi nghe ở chỗ đất Phật. Nếu không phải giống nòi ta, nên sớm rời đi chỗ khác. Nhưng không được đem bộ Kim Cương đi. Vết bí mật không nên để lan ra. Những kẻ trần tục như bụi bậm đầy trong không gian mà thờ Phật thì chỉ thành tội lỗi).
 
 Mấy năm sau, lại thấy bài kệ khác, ở dưới bài kệ kể trên:
 
Phật Pháp từ bi đại,
Uy quang phú đại thiên.
Vạn thần câu hướng hóa,
Tam giới tận hồi toàn.
Ngô sư hành hiệu lệnh
Tà quỹ thục cảm tiên
nguyện thường tuỳ thụ giới
Trưởng ấu hộ Kỳ Viên.
 
 (Nghĩa: Phép Phật rất từ bi, Uy linh trùng cả cõi đời. Muôn vị thần đều hướng theo, ba cõi đều lan khắp. Nay sư ta thi hành hiệu lệnh, tà quỷ nào dám phạm? Xin thường theo sư để thụ giới, lớn với nhỏ đều trụ trì đất nhà Phật).
 
 Sư Đa Bảo lấy làm lạ, bèn lập đàn trì giới và cúng lễ ngay tại chỗ đó. Dân chúng từ đấy cũng làm theo và càng tin tưởng ở sự linh thiêng màu nhiệm.
 
 Khi Công Uẩn về thăm nhà, biết sư Đa Bảo là vị cao tăng, nên lần nào cũng đến viếng thăm. Đọc hai bài kệ trên thân cổ thụ, tuy chưa báo trước điều gì cụ thể, nhưng Lý Công Uẩn vốn thông minh lại giỏi tâm lý, cũng hiểu được ý tứ này cần phải biết dựa hẳn vào các nhà sư và chúng sinh đệ tử để làm hậu thuẫn cho mọi công việc, nếu bản thân còn muốn tiếp tục bước lên những địa vị cao hơn ... Tuy vậy, là người khôn ngoan, bề ngoài Lý Công Uẩn vẫn thản nhiên như mọi người, như mọi vị quan lại khác, Ngài vẫn dốc lòng lo toàn bổn phận, được lòng nhà vua đương nhiệm.
 
 Khi ấy, những hành vi bạo ngược của Lê Ngọa Triều hàng ngày càng trở nên quá quắt. Nhà vua tuỳ tiện làm nhiều việc như một tên côn đồ khét tiếng, trăm họ ta thán, oán hận. Nhưng các quan trong triều, kể cả Lý Công Uẩn, đều miệng câm như hến, chẳng ai dám cản ngăn vì sợ bị mất đầu.
 
 Tuy dẫu không ai nói gì, nhưng trong bụng nhiều vị quan lại lúc bấy giờ, đều hiểu tình trạng này sẽ không thể kéo dài lâu được. Sớm hay muộn thì nhất định cũng sẽ xảy ra một cuộc thay đổi chính sự. Và Lý Công Uẩn vốn là người cơ trí, nên hiểu tình trạng tâm lý này của mọi người rõ hơn ai hết.
 
 Trong thời gian ấy, ở trong châu Cổ Pháp quê hương của Lý Công Uẩn, lại xảy ra một sự việc khác thường nữa.
 
 Một hôm mưa gió sấm chớp làm cho cây gạo ở làng Diên Uẩn trong chùa này bị sét đánh cháy khô hết cành lá. Hôm sau dân chúng đi qua, nhìn lên thân cây, ngay chỗ sạm đen do vết sét đánh, thấy có bài kệ:
 
Thụ căn diểu diểu
Một biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Mộc di tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình.
 
 (Nghĩa: Gốc cây thăm thẳm. Ngọn cây xanh xanh. Cây hòa đao rụng. Mười tám hạt thành. Cành đông xuống đất. Cây khác lại sinh. Đông mặt trời mọc. Tây sao náu mình. Sáu, bảy năm nữa. Thiên hạ thái bình).
 
 Đại sư Vạn Hạnh ở chùa Cổ Pháp, Đình Bảng hay tin đến tận nơi xem rồi ghi lại, về nhà đoán giải riêng như sau: "Thụ căn diểu diểu", chữ căn nghĩa là gốc, tức là vua, chữ "diểu" đồng âm với chữ "yểu", nên đọc là "yểu".
 
 "Mộc biểu thanh thanh", chữ "biểu" nghĩa là ngọn. Ngọn tức là bề tôi. Chữ "thanh" âm gần với thanh nên hiểu "thanh" tức là "thịnh".
 
 "Hòa, đao, mộc" ghép lại thành chữ Lê (họ Lê).
 
 "Thập, bát, tử" ghép lại thành chữ Lý (họ Lý).
 
 "Đông a" là chữ "trần", "nhập địa" là người phương Bắc vào cướp.
 
 "Mộc di tái sinh" là họ Lê khác lại sinh ra.
 
 "Chấn cung kiến nhật", "chấn" tức là phương đông, "kiến" là mọc ra, "nhật" là thiên tử.
 
 "Đoài cung ẩn tinh", "đoài" là phương tây, "ẩn" cũng như lặn, "tinh" là thứ nhân.
 
 Chắp lại cả bài, Đại sư cho rằng, đây là ý nói : Vua thì non yếu, bề tôi thì cường thịnh. Họ lê mất, họ Lý nổi lên. Thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất. Trải qua 6,7 năm thì thiên hạ thái bình.
 
 Khi Lý Công Uẩn về thăm nhà rồi đến thăm thầy thì Đại sư Vạn hạnh kể lại câu chuyện và khích lệ thêm rằng:
 
 - Đây là thiên cơ, cho biết họ Lý cường thịnh, tất sẽ dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng ở triều đình thì chỉ có thân vệ là người nhân từ độ lượng, được lòng dân chúng, lại đang nắm giữ quân quyền. vậy đứng đầu muôn dân không phải Thân vệ thì còn ai đảm đương nổi nữa? Ta nay đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức cảm hóa của Thân vệ như thế nào, được như vậy thự là cái may mắn ngàn năm mới có đó.
 
 (Sự việc đó xảy ra năm1009, năm sau Lý Công Uẩn lên làm vua, còn Đại sư Vạn Hạnh thì sống thêm 16 năm nữa (1025), chỉ mất trước Lý Thái Tổ 2 năm (1027)).
 
 Nghe thấy nói thế, Lý Công Uẩn mừng thầm trong bụng, nhưng ngay lập tức mặt ngài tái đi. Là vì Ngài nghĩ :"Nếu lời đồn này mà đến tai nhà vua thì ắt mình không toàn tính mạng!" Lý Thân vệ vội bảo nhỏ với Đại sư Vạn Hạnh:
 
 - Xin thầy đừng tiết lộ điều này với ai cả!
 
 Để cho thật an toàn, sau khi từ chùa về nhà, Lý Công Uẩn còn dặn người anh (con đẻ của Lý Khánh Văn) bí mật đưa Đại sư Vạn Hạnh từ chùa Cổ Pháp đến chùa Tiên Sơn và không để cho ngài tiếp xúc với ai nữa. Từ đấy trở đi, ở Kinh đô , tuy rất kín đáo, nhưng Lý Công Uẩn vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng cho mình, đưa người thân vào các vị trí quan trọng, và dò ý tứ các quan đồng liêu khác.
 
 Thực ra "Tả thân vệ" không phải là chức quan lớn trong triều. Còn nhiều chức quan khác quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể của triều đình Lê Ngọa Triều này, thì Lý Công Uẩn là người có thực quyền và có thế lực hơn cả, chỉ sau nhà sau đương nhiệm.
 
 Điều này cũng dễ hiểu, vì Lê Ngọa Triều là người độc tài và hiếu sát. Một lời ban ra đã là mệnh lệnh, ai trái ý cũng đều bị giết, và do độc tài hiếu sát nên Lê Ngọa Triều lo lắng sẽ có người bất thình lình trừ khử, vì vậy nhà vua cho tăng cường quân bảo vệ trực tiếp ("điện tiền quân") thêm lên rất đông (1000) người. Và chính điều đó đã tạo nên sự bất lợi và bất ngờ mà Lê Ngọa Triều không lường trước được. Lý Công Uẩn luôn luôn tỏ ra trung thành rất mực, và điều đó đã qua mặt được nhà vua.
 
 Đối với các quan trong triều thì những thánh những ngày cuối cùng của Lê Ngọa Triều là những thánh những ngày kinh khủng: ai cũng nơm nớp lo sợ bị mất đầu! Lê Ngọa Triều chẳng tin ai, ngoại trừ quan "Tả thân vệ" là người bảo vệ số một! Nhưng cũng chẳng tin hoàn toàn đâu.
 
 Lời sấm ngữ ghi trên cây gạo sét đánh ở làng Diên Uẩn một ngày kia cũng lọt đến tai nhà vua thật. Vốn ngày bế lêu lổng chẳng chịu học hành nên chữ nghĩa cũng chẳng ra sao, vì vâïy, tuy có biết cả bài kệ ấy mà Lê Ngọa Triều cũng chỉ biết nghĩa lờ mờ rằng có người họ Lý sẽ thay quyền họ Lê ... Lúc ấy nhà vua đang khỏe mạnh, lại ở đỉnh cao quyền lực, sẵn sàng giết bất cứ ai, nên cho chuyện ấy chỉ là sự bịa đặt nhảm nhí, không thèm chấp làm gì.
 
 Rồi đến một hôm, nhà vua đã phải nằm bẹp (ngọa triều) để dự triều chính thì có quân hầu dâng Ngài "ngự thiện" (ăn) một quả khế. Hạt khế vốn nhỏ và mềm nên ăn khế chẳng ai phải nhằn hạt, vậy mà đang nhai Ngài phải nhả ra một hạt to và cứng. Nhìn ra đó là một hạt mận. mận là cây mận, viết bằng chữ Lý, tức họ Lý.
 
 Chẳng biết có phải một bà hoàng hậu hay một vị nào đó trong hoàng tộc, do biết được nghĩa của bài sấm ký mà đưa hạt mận vào trong quả khế để báo trước mối hiểm họa đang đe dọa Ngài, hay là vì trời đã sinh ra cái quả khế có cái hạt mận bên trong như thế, nhưng chỉ biết, sau sự việc này thì Lê Ngọa Triều toàn chột dạ.
 
 Ngài ngầm ra lệnh cho nhũng tên lính thân cận nhất đi tìm những người họ Lý mà giết ngấm đi. Nhưng lúc bấy giờ, bản thân Ngài cũng không ngồi dậy được, nên mệnh lệnh của Ngài cũng mất đi phần lớn hiệu lực. Những người họ Lý, hoặc tìm cách đổi họ chớp nhoáng, hoặc đã cao chạy xa bay mất rồi.
 
 Riêng quan Thân vệ, tuy ở sát nách nhà vua, nhưng vẫn thản nhiên như thường! Những tên lính mà vua Lê Ngọa Triều sai đi đâu có xa lạ gì với Lý Công Uẩn. Chúng cũng là lính của Lý Công Uẩn cả, nên làm sao dám vượt mặt cả gan bắt Ngài, giết Ngài được? Vả lại Lý Công Uẩn khôn ngoan đã đề phòng kịp thời ngay. Khi các quan chưa ai biết điều gì thì Ngài đã công khai nói trắng ra trước mặt mọi người là mình không phải thuộc họ Lý. Ngài, ngay từ bé, do bố chết sớm nên bà mẹ gửi cho nhà chùa nuôi. Ai không tin cứ đến chùa Cổ Pháp mà hỏi! ... Lời nói của Ngài lại có thêm trọng lượng vì dưới quyền Ngài có bao nhiêu là lính có vũ trang. Và do vậy, chẳng có ai hé răng đả động gì đến Ngài.
 
 Rốt cuộc Lê Ngọa Triều không hề hay biết kẻ sắp thay quyền mình, lại chính là một người tin tưởng thân cận nhất, đang ở ngay trước mặt và mang dòng họ Lý!.
 
 Lê Long Đỉnh lúc ấy mới 24 tuổi. Mới tháng 7 (Năm 1009) nhà vua còn thân làm tướng đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà. Thuyền rồng rời cử Hoàn (có thể là cửa Sót) ra ngoài biển, chợt thấy gió to sóng lớn, mây mưa tối sầm, Ngài bèn quay thuyền lại, rồi đi đường bộ về Kinh đô (Hoa Lư). Gần một tháng ngày sau trở về thì Ngài ốm nặng, rồi mắc bệnh trĩ, phải nằm mà coi chầu, tuy rất gắng gượng. Đời sau vì thế gọi là Lê Ngọa Triều.
 
 Đến tháng 10, Lê Ngọa Triều băng hà ở tiểm điện (nhà ngủ). Tuy có bốn hoàng hậu, nhưng con trai của Ngài lúc ấy vẫn còn bé tý.
 
 Lê Đại Hành có đến 11 con trai nhưng những người "có máu mặt" nhất thì đã bị Lê Long Đĩnh hoặc giết, hoặc "đẩy" đi xa kinh thành rồi. Mấy người ở lại cũng chẳng có quyền hành gì lớn. Vì vậy, khi nhà vua băng hà, thực quyền lập tức rơi vào tay Lý Công Uẩn, còn các đại thần khác chỉ là những danh vị suông.
 
 Khi nhà vua vừa băng hà, Lý Công Uẩn cùng "Hữu điện tiền chỉ huy sứ" một người thân cận, tức là người bảo vệ vua ở vị trí thứ hai, tên gọi Nguyễn Đê, mỗi người đem 500 quân hầu cận của vua vào túc trực trong ngoài điện Bách bảo Thiên tuế là nơi đặt xác vua, và canh gác ở những nơi trọng yếu trong kinh thành.
 
 Đương nhiên, việc bố trí quân lính như thế là đúng với chức trách của vị tướng chỉ huy quân túc vệ. Nhiều người dẫu có biết ý đồ của Lý Công Uẩn, nhưng là nói vào lúc chỉ có hai người:
 
 - Chúa thượng là người bản tính ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời đã chán ghét nên không để sống lâu. Nay con nối thì còn nhỏ, không thể việc lớn. Từ lâu dân chúng nhao nhác, mong tìm chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này mà nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, để trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cư muốn khư khư giữ lấy tiểu tiết mà làm gì?
 
 Công Uẩn trong lòng cả mừng, nhưng vốn khôn ngoan, thận trọng nên nghiêm nét mặt lại mà mắng:
 
 - Sao ông lại dám nói như thế. Tôi phải bắt ông nộp quan.
 
 Nói rồi Lý Công Uẩn xắn tay định bắt thật. Nhưng Đào Can Mộc lại cười mà rằng:
 
 - Xin mời ông cứ việc đi. Tôi chẳng tiếc gì mạng sống đâu.
 
 Đã tin chắc Đào Can Mộc nghĩ như vậy thật, nên bấy giờ Lý Công Uẩn mới nói:
 
 - Tôi đâu nỡ cáo giác ông. Nhưng chỉ sợ lỡ lời nói tiết lộ ra thì chết cả nút, nên răn ông đó thôi.
 
 Ngay sớm ngày hôm sau, lựa lúc còn vắng người, Đào Can Mộc lại nói riêng với Lý Công Uẩn:
 
 - Người trong nước ai ai cũng bảo họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi. Thời cơ đang ở trước mắt nhưng chỉ trong một sớm một chiều thôi. Thân vệ cần định liệu ngay kẻo không kịp.
 
 Lý Công Uẩn cơ mưu, đã hiểu rõ vấn đề thời cơ này hơn ai hết. Nếu để chậm, khi các thân vương kia liên kết lại với nhau thì sẽ trở tay không kịp ... Tuy nhiên, do thận trọng, nên Ngài chưa vộ nói trước cho Can Mộc biết đó thôi. Nay Can Mộc đã nói ra rồi, vậy thì còn dấu làm gì nữa? Nghĩ thế, Lý Công Uẩn bèn nói luôn:
 
 - Đa tạ tấm lòng tri ngộ của ông. Chắc nhiều người cũng nghĩ như thế nhưng chưa thấy ai nói ra đó thôi. Nhưng nếu bây giờ đứng ra nói trước văn võ bá quan thì ắt hẳn mọi người sẽ đồng tình cả đấy! Chẳng lẽ tôi đã cầm quân lại tự nói cả việc này nữa thì làm như thế e không tiện, vì người đời sẽ bảo tôi cướp ngôi.
 
 Đào Can Mộc gật đầu, rồi bước đi chỗ khác. Chờ một lúc, khi thấy các quan đã đến đông đủ cả, Can Mộc liền bước ngay ra giữa chính điện, nói to với mọi người:
 
 - Lâu nay tiên đế làm nhiều việc hà khắc bạo ngược, khiến cho trăm họ oán hận không muốn theo về với vua nối nữa. Nay Thân vệ là người đại lượng nhân từ, chúng ta nên nhân lúc này mà sách lập Ngài làm Thiên tử, tức là trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân. Nếu không làm ngay, e có xảy ra tai biến điều gì, chắc chúng ta cũng khó toàn tính mạng ...
 
 Cả triều đình lặng ngắt. Cũng chẳng mấy ai cảm thấy bất ngờ khi nghe Can Mộc nói những điều này. Bởi vậy, khi Can Môïc dứt câu, đã thấy ngay những lời hưởng ứng: "Phải đấy!", "Phải, phải đấy!".
 
 Thế rồi mọi người dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế và như vậy, nhà Lý đã chính thức thay thế nhà (tiền) Lê.
 
 Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn phong thưởng rất hậu cho những người đã giúp mình làm nên cơ nghiệp. Anh em, họ hàng, con cái cho vào nắm các chức vụ quan trọng. Đào Can Mộc được làm Nghĩa tín hầu rồi được làm phò mã ... Trong việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, ngoài lý do Đại La ở vị trí trung tâm thuận tiện, còn có lý do Đại La nằm kế cận với đất "thang mộc" của họ Lý (vùng Đình Bảng, Bắc Ninh).
 
 Dạo mới lên ngôi, một lần Lý Thái Tổ xa giá về thăm quê rồi đến thăm lại chùa Kiến Sơ. Sư Đào Bảo vội vàngkhăn mũ chỉnh tề ra đón rước. Khi vào gần tới cây cổ thụ có hai bài kệ ngày trước, nhà sư nói với cây:
 
 - Phật tử! Người có thể làm thơ mừng đấng "Tân Thiên tử " được chăng?
 
 Vừa nói xong, đã thấy thân cây hiện ra bốn câu:
 
Đế đức kiền khôn đại
Uy thanh tĩnh bát diên U âm mông huệ trạch
Ưu ốc ná Xung thiên
 
 (Nghĩa: Đức nhà vua to, ví bằng trời đất. Nhờ oai tiếng (mà) tám cõi được yên. Kẻ ở cõi âm (cũng) được nhờ ơn. Ơn còn thấm nhuần đến cả trời cao nữa).
 
 Thái Tổ đọc và hiểu ngay là thơ mừng. Tuy ý tứ có phần đề cao quá đáng, nhưng cũng làm cho nhà vua vui mừng thực sự, chứ không chỉ là dè dặt giữ ý giữ tứ như những lần trước, khi còn làm "Phó chỉ huy sứ" và "tả thân vệ".
 
 Nhà vua mới cao hứng, phong ngay cho cây cổ thụ tước hiệu "Xung thiên thần vương", mặc dù ở cạnh chùa đã có đền thờ "Phù đổng Thiên vương" (tức Thánh Gióng), mà chính Ngài đã từng truy phong là "Xung thiên thần vương" rồi. Chẳng phải do Ngài sơ suất, mà chủ ý muốn nói Thần Phù Đổng Thiên Vương cũng phải nhập vào cây để đến làm thơ chúc mừng và ca tụng Ngài.
 
 Cho hay, khi say sưa thắng lợi, lịa đang ở đỉnh cao của đỉnh vinh quang và quyền lực, thì người ta dễ có tâm coi trời đất thánh thần và tất thảy mọi thứ khác đều ở dưới tầm con mắt cả ("mục thị vô nhân")!
 
 Chưa hết! Cùng với việc phong tước, nhà vua còn sai thợ đắp tượng thần có hình dáng rất đẹp và oai phong lẫm liệt. Rồi nhà vua cho tạc thêm 8 pho tượng nhỏ, đứng đầu ở hai bên.
 
 Lạ thay, khi tất cả tượng đắp và tô xong thì ở thân cây hiện ra bốn câu thơ nữa:
 
Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang quang trùng chiếu trúc
Một ảnh nhật đăng san.
 
 (Nghĩa: Một bát nước công đức. Theo duyên hóa cõi đời. Ngọn đuốc vằng vặc soi sáng mãi. Đến sau mặt trời lên gác núi, mất bóng).
 
 Khi ấy Lý Thái Tổ đã xa giá hồi loan về kinh thành Thăng Long. Sư Đa Bảo đem mấy câu thơ ấy dâng lên, nhưng Ngài đọc mà không hiểu ý tứ ra sao. Lại hỏi các vị đại thần hay chữ cùng các bậc cao tăng kiến thức uyên thâm ở trong kinh thành lúc bấy giờ, cũng không thấy ai giải được nghĩa.
 
 Thế rồi viêïc ấy cũng baÜng đi. Chỉ đến 214 năm sau (1224), khi Lý Huệ Tông thoái vị đi tu, ngôi báu về họ Trần, thì sau đó người ta mới lại đem đọc những câu thơ này và giải nghĩa của chúng.
 
 Tính ra, nhà Lý làm vua, từ Thái tổ đến Huệ tông, cả thảy vừa tròn 8 đời, sao mà đúng với 8 vị thần do chính Lý Thái Tổ sai làm, đứng hầu xung quanh "Phù đổng Thiên vương" đến thế!
 
 Lời tiên tri đã có ngay ở trong bài thơ mà lúc bấy giờ Lý Thái Tổ và mọi người đều đoán không ra. Chữ "bát" (cái bát, trong câu "Một bát nước công đức") đồng âm với "bát" là tám. "Nhất bát" là một lần tám bằng tám. Còn "Nhật đăng sau" là chữ "nhật" ở trên chữ "san", tức là chữ "sảm". "Sảm" là tên huý của Huệ Tông, vua cuối đời Lý. "Sảm" tức "mặt trời gác núi, hết bóng", cũng tức là nhà Lý chấm dứt!
 
 Lý Tế Xuyên, tác giả Việt điện u linh bình luận: "Câu thơ thần diệu là như thế đấy!". Còn Ngô Sĩ Liên, một trong các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư thì chiêm nghiệm: "Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy!"
 
 Ngẫm lại sự việc Lý Công Uẩn vừa mới lên ngôi đã phong cho Thánh Gióng là "Xung thiên thần vương", lại còn có ý cho cả "Xung thiên thần vương" cũng phải đến đọc thơ chúc mừng và hết lời ca tụng mình nữa, thì thật là quá đáng! Và phải chăng hành vi "phạm thượng" ấy đã "gặt hái" được kết quả ngược lại: Nhà vua tưởng đứng cao hơn thần (Thánh Gióng) nhưng thực tế chỉ là tướng hầu của thần! Cả 8 đời vua cũng chỉ là 8 tướng của thần cả, chứ có bao giờ được ở trên thần đâu!
 
 Xem thế đủ biết, trí tuệ dân gian thật sáng suốt biết chừng nào. Cứ như là chuyện "thiên cơ" vậy!
Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới