VIỆT QUỐC CÔNG THÁI ÚY LÝ THƯỜNG KIỆT - SỰ TÍCH VÀ TRUYỀN THUYẾT

ảnh sưu tầm
VIỆT QUỐC CÔNG THÁI ÚY LÝ THƯỜNG KIỆT

Lý Thường Kiệt là nhà chính trị kiệt xuất, nhà quân sự thiên tài, đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng đất nước và giữ vững nền độc lập dân tộc. Đức độ và tài năng của Ngài là một tấm gương sáng ngời để các thế hệ Việt Nam mãi mãi soi chung.
 
 Theo sách Việt điện u linh thì Lý Thường Kiệt là người phường Thái Hòa, ở bên phải kinh thành Thăng Long, thời Lý. Mãi đến gần đây, quê quán của Ngài mới được xác định cụ thể thêm, nhờ vào mọi người làng Bắc Biên còn giữ được một quả chuông lớn đúc năm Canh Ngọ (1690), nay treo ở chùa trong làng. Trên chuông có khắc bài minh nói rõ quê gốc của Lý Thường Kiệt là làng An Xá (trong nội thành Thăng Long), rồi sau đó chuyển đến Cơ Xá. Cơ Xá đổi thành Phúc Xá rồi hợp nhất với bãi Trung Hà. Cho đến khi boãi Trung Hoà bị lỡ hết, mọi người lại dời về Bắc Biên, nằm ven sông Hồng, ở phía Bắc chân cầu Long Biên ngày nay, cách nột thành khoảng 4 cây số.
 
 Cha của Lý Thường Kiệt là Lý An Ngữ, làm quan triều Lý Thái Tổ đến chức Sùng ban lang tướng. Lý Thường Kiệt được nối nghiệp cha, ngay từ lúc còn ít tuổi đã đượcđưa vòa cung Long Đức ở ngoài thành để hầu cận Thái tử Phật Mã tức Lý Thái Tông sau này, với chức "Hoàng môn chi hậu".
 
 Không quản là chức danh nhỏ mọn mà ngay từ thời ấy, nhiều thiên tư của Nhài đã được bộ lộ, khiến cho nhà vua tương lai rất mực hài lòng. Ngoài ra, Ngài là người đẹp trai và có phong tư tuấn nhã, nên đã nổi tiếng vào khắp kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ.
 
 Khi Lý Thái Tông lên ngôi, Ngài được phong "Nội thị sảnh đô tri", tức là giám sát các công việc xảy ra trong hoàng cung. Điều đó nói lên Ngài là người trung tín, được nhà vua tin cẩn ngay từ khi còn ít tuổi.
 
 Quả vậy, tính tình của Ngài khảng khái cương trực, lại biết giữ tín lễ tiết và làm việc cần mẫn siêng năng, xét đoán các việc công minh, nên được nhà vua càng nể trọng thêm, và thăng lên chức Đình úy sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Cuối năm Nhâm Ngọ (1042) Ngài được nhà vua ủy nhiệm cùng một số đại thần khác soạn thỏa bộ "Hình thư". Đó là bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta.
 
 Lý Thái Tông băng hà, Lý Thánh Tông nối ngôi (1054), ngài được phong là Hiệu úy Thái bảo. Ngài giữ chức một cách cung cẩn, trung tín, không để xảy ra sai sót điều gì. Lý Thánh Tông tin tường, giao cho Ngài "Tiết việt", tức là thay mặt nhà vua, đi kinh lý các sự việc xảy ra trong hai quận Thanh Hóa, Nghệ An và năm châu, ba nguồn kế cậ đó, thuôïc các boọ tộc người thiểu số. Sau máy tháng không quản đường xa, lại thêm leo đèo vượt suối mệt nhọc, Ngài trở về, công việc hoàn thành mỹ mãn.
 
 Tháng 2 - 1069, Lý Thánh Tông thân làm tướng thống lãnh mang đại quân đi đánh Chiêm Thành vì quân lính nước này thường hay quấy nhiễu biên giới. Ngài được phong chức Đại tướng, dẫn đạo binh tiên phong đi mở đường. Do Chiêm Thành chuẩn bị từ trước đã phòng thủ chắc chắn, nê quân ta đánh mãi không được. Lý Thánh Tông rút quân về châu Cư Liêm để nghe ngóng nội tình. Sau khi có lính cấm vệmang thư của Nguyên phi Nhiếp chính Ỷ Lan tới, báo tin Kinh đô vẫn vững vàng, lòng dân vẫn hòa hợp, nên nhà vua cho quân quay trở lại quyết chiến với Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt đốc xuất binh lực, xông lên phá tan các tuyến phòng ngự của đối phương, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ cùng 5 vạn người, cả lílnh lãn dân.
 
 Chế Củ xin cắt đất dâng ba châu:Địa Lý (nay là huyện Lệ Ninh - Quảng Trị), Ma Linh (Bến Hải - Quảng Bình)và Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa - Quảng Bình) để chuộc tội tha về.
 
 Sau trận đại thắng, Lý Thương Kiệt được phong Phụ quốc Thái phó kiêm các chức Chử trấn tiết độ, Đồng trung thư môn hạ, Thượng trụ quốc, Thiên tử nghĩa đệ, Phụ quốc thượng tướng quân, tước là Khai Quốc công. Đó là những tước vị quan trọng, được thay mặt nhà vua trong những trong nhiều việc quốc gia đại sự, từ việc quân cơ đến viênội trị. Lại được nhận em kết nghĩa của nhà vua (Thiên tử nghĩa đệ) thì thực là một vinh dự hiếm có!
 
 Tuy nhiên, đó còn là trách nhiệm, lại là sự ký thác của nhà vua mà Lý Thường Kiệt phải gánh vác vì dân vì nước. Và quả nhiên, Ngài đã không phụ lòng tin tưởng ấy của nhà vua, như càng về sau càng thấy rõ.
 
 Tháng giêng năm 1072, Lý Thánh Tông băng hà ở điện Hội Tiên, thọ 50 tuổi, tức là bằng sau chiến thắng Chiêm Thành vàLý Thường Kiệt được phong thưởng với nhiều người khác. Lý Nhân tông lên kế vị lúc ấy mới 7 tuổi. Đã từng là nhiếp chính nên mọi công việc triều chính lúc bấy giờ đều do bà Linh Nhân hoàng thái phi, và ngay sau đó là Linh Nhân Hoàng thái hậu, tức Ỷ Lan phu nhân, mẹ đẻ của Lý Nhân tông thao túng.
 
 Cùng trong năm 1073, do nắm quyền hành tuyệt đối mà bà ta, tất nhiên là dưới danh nghĩa nhà vua, đã bắt giam rồi bức tử Dương Thái hậu (vợ chính thất, tức Hoàng hậu của Lý Thánh Tông) và 76 cung nữ để chôn theo lăng Thánh tông! Và Thái sư Lý Đạo Thành, tức Tể tướng, người đứng đầu hàng các quan giúp vua trông coi việc triều chính, cũng bị cất chức cho vào trấn thủ vào tận Nghệ An ...
 
 Trong tình trạng như vậy, nếu một người giữ nhiều trọng trách như Lý Thường Kiệt mà tỏ ra ham hố quyền lực thì ắt sẽ bị thanh trừng ngay không thương tiếc. Tuy nhiên, Lý tướng quân đã không hề tỏ ra nao núng, đúng như câu thành ngữ xưa: "Cây ngay không sợ chết đứng!". Ngài lẳng lặng thi hành trách nhiệm của mình mà không tham gia vào các vụ tranh giành quyền lực.
 
 Từ trước đến nay Ngài vẫn nổi tiếng trong giới quan trường là người khoan hòa chính trực, bản thân sống cần kiệm giản dị, được cả dân chúng lẫn giới quan chức kính nể. Ngài không xu thời, không kết bè đảng, không vun vén quyên lợi cho bản thân và cho họ hàng nhà mình. Đối với Ngài chỉ có công việc, tức việc nước, việc dân là trọng. Và Ngài đã đem hết tài năng và sức lực ra để phấn đấu cho mục đích ấy, còn mọi thứ khác thì Ngài đều xem thường.
 
 Trong trường hợp ấy, lẽ dĩ nhiên những người ham hố quyền lực khi nắm được quyền hành tuyệt đối, thì họ cũng chẳng dại gì mà hạ bệ Ngài và những người như Ngài, bởi như vậy chỉ có hại cho họ mà thôi, cả về danh tiếng cũng như trong thực tế. Thử hỏi, nếu một người như Ngài mà bị phế bỏ thì quốc gia còn cóm gì là thể thống nữa? Và khi gặp chuyện đại sự thì sẽ lấy ai ra để gánh vác?
 
 Quả nhiên bà Linh Nhân hoàng thái hậu, quyên biến và khôn ngoan có thừa, đã không động chạm gì đến Ngài thật. Hơn nữa bà ta còn khuyến khích Ngài làm nhiều việc có lợi cho sự cai trị của mình.
 
 Lý tướng quân, lẽ dĩ nhiên cũng hiểu rõ lòng dạ của bà hoàng thái hậu. Ngài không làn điều gì khinh suất để bà ta mất lòng, còn bản thân vẫn luôn luôn kiên trì phương châm "hiến việc tốt, can việc xấu" của một bề tôi trung thành và công minh chính trực.
 
 Sau khi Thái sư Lý Đạo Thành bị bãi chức, đương nhiên Ngài trở thành một vị quan đầu triều, nhưng chưa được phong. Nếu phải một người xu thời thì lập tức họ sẽ vào hùa với Hoàng thái hậu để mau được thăng chức, nhưng Lý tướng quân đã không làm như thế. Trái lại, Ngài còn làm một việc xưa nay chưa từng có, nhưng rất hợp đạo lý và được nhiều người đồng tình.
 
 Ấy là việc từ trước đến nay, các đại thần dù giả trẻ, khi vào chầu vua, nhất nhất đều quỳ mọp dưới bệ rồng. Điển là một "điển lệ", một "phép trời", là biểu hiện quyền hành tuyệt đối, tối thượng của "Thiên tử" đối với tất thảy mọi người còn lại.
 
 Đứng bề ngoài trông vào, trường hợp của nhà vua già mà các bề tôi trẻ thì cong khả dĩ coi được. Nhưng trong trường hợp ngược lại, tức nhà vua còn trẻ, thậm chí còn quá trẻ, mà bề tôi lại có người già lụ khụ thì thật là trớ trêu, nghịch mắt! Đương nhiên như thế là trái với đạo lý truyền thống "kính lão đắc thọ" của dân tộc, mà ai ai cũng đều nhận thấy, nhưng lại chưa có ai dám nói đến chuyện đó trước cả triều đình!
 
 Lý tướng quân lúc ấy chưa phải đã già. Ngài mới đang còn ở độ tuổi tráng niên sung mãn, nhưng nhìn cảnh nhiều lão thần có công từ các đời vua trước, nay phải quỳ mọp trước mặt nhà vua tí hon, mới có 7, 8 tuổi thì Ngài cảm thấy chạnh lòng. Vả ại, sự kính trọng về hình thức đâu phải là sự kính trọng từ thâm tâm? Hơn nữa, nếu nhà vua bé tý chưa đủ nhận thức, lại coi đây là trò đùa từ đấy dung dưỡng thêm tính tàn bạo và thói hống hách sau này, thì thật là tai hại cho dân cho nước!
 
 Sau khi cân nhắc kỹ càng, Lý tướng quân làm sớ tấu trình xin hxo các vị công thần cao tuổi mỗi khi vào chầu thì được chống gậy, được ngồi nghế và không phải quỳ.
 
 Lời tấu trình của Ngài được nhà vua chấp nhận. Hơn thế nữa, Linh Nhân Hoàng thái hậu còn lấy lòng mọi người thêm bằng cách sai thị vệ lấy nghế cho tất cả các quan đều được ngồi và tặng thêm các lão thần mỗi người một chiếc gậy trúc!
 
 Dẫu sao thì đấy mới là một ví dụ nhỏ, cũng khá diển hình, để nói lên Lý Thường Kiệt đã làm nhà cải cách nền "hành chính quốc gia" ngay từ thuở ấy. Sự suy nghĩ của Ngài đối với vận hôïi, vận mệnh của đất nước thực ra còn to lớn và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần. Ngài là chính trị nhìn xa thấy rộng nhất trong số những người đương thời, và khôg chỉ là đương thời.
 
 Nhận thấy sự học lúc bấy giờ đã phát triển ra nhiều tầng lớp mọi người trong nước, vậy mà nhiều việc công lại làm không chạy. Nhiều viên quan lại ở địa phương, thậm chí cả triều đình trung ương, lại khôngđược học hành gì cả, họ không óc tri thức, nên xử đoán nhiều việc chỉ theo cảm tính. Ngay cả sự bàn bạc công việc giữa triều đình, nhiều vị đại thần cũng tỏ ra lúng túng, do thiếu hiểu biết. Đúng như sách đã nói : "Nhân bất học bất tri lý", và tình trạng này nếu kéo dài thì chỉ làm cho mọi việc ngưng trệ và đất nước suy yếu đi mà thôi.
 
 Sua khi cân nhắc, Lý tướng quân đã làm sớ, tâu trình với nhà vua hết mọi đường lợi hại, rồi xin cho mở hai khoa thi "Minh tinh bác học" và "Nho học tam trường". Khoa thi trên để để chọn người tài giỏi trong nước ra đảm nhiệm các công việc quan trọng trong triều nôïi, còn khoa thi dưới thì chọn người thực hành các công việc giấy tờ, sổ sách tạ các địa phương.
 
 Lời tấu trình này cũng ngay lập tức đuợc chuẩn y, để thay cho cách tuyển dụng "cha truyền con nối" và dùng tiền "mua quan tiến chức" trước đây.
 
 Tháng 2 năm Ất Mão (1075) nhà vua xuống chiếu cho mở hai khoa thi này. Và Lê Văn Thịnh, chàng trai vùng Kinh Bắc đã đỗ trạng nguyên trong kỳ thi tuyển "Minh tinh bác học", tức là người mở đầu cho nền khoa bảng của nước ta.
 
 Người Chiêm Thành, sau lần thất bại phải cắt đất (1069) vẫn ấm ức nuôi ý chí phục thù. Lực lượng của họ lại mạnh dần lên, Nhận thấy Đại Việt có sự lục đục sau cái chết của Lý Thánh Tông, quân Chiêm Thành lại ra cướp biên giới (1074), và ở phía bắc, quân Tống cũng đang chuẩn bị lực lượng để kéo sang.
 
 Trước tình thế ấy, bà Linh Nhân Hoàng thái hậu đã có sự thay đổi về triều chính. Lý Đạo Thành bị biếm chức vào Nghệ An nay được triệu về kinh làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (1074). Và năm sau (1075), đầu tháng 8, Phụ quốc Thái phó Lý Thường Kiệt lại dẫn quân đi đánh Chiêm Thành.
 
 Thấy Lý Thường Kiệt dẫn quân đến, quân Chiêm Thành liền rút vào cố thủ. Nhận thấy không nên để hao tổn lực lượng nhiều vào quân Chiêm Thành mà chính yếu là phải bảo toàn lực lượng để đối phó với nhà Tống ở mạn Bắc, nên Lý Thường Kiệt cho lui binh, sau khi đã củng cố và tăng cường thêm lực lượng ở lại phòng bị.
 
 Để vua Chiêm Thành phải từ bỏ ý định đò lại đất, Lý Thượng Kiệt cho họa địa đồ hình thế núi sông ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính. Ngài đổi tên hai châu phía trong, Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh, dặn dò quan sở tại chiêu mộ thêm dân chúng ở các nơi về ở, và lo phòng thủ cho chắc, rồi kíp lên đường về Kinh đô .
 
 Lúc bấy giờ ở bên nước Tống, Tể tướng Vương An Thạch quỷ quyệt đang thi hành chính sách "thanh miêu" để tăng cường ngân khố, chuẩn bị tiềm năng và lực lượng sắp bành trướng cuống phía Nam và lo đối phó với nước Kim ở phía Bắc ...
 
 Nhận thấy Đại Việt sau hai lần chiến tranh với Chiêm Thành chắc đã hao binh tổn tướng nhiều. Lại bây giờ thêm quân Chiêm Thành đang chuẩn bị lực lượng đánh ra đòi đất, còn trong nước thì đàn bà nhiếp chính đang làm sáo trộn nội tình ... nên Vương An Thạch tâu với vua Tống nên nhân cơ hội này mà dấy binh xuống phía Nam xâm lấn ...
 
 Vua Tống y theo và lập tức cho chuẩn bị. Sai Thẩm Khải, Lưu Di đến trị nhậm Quế Châu (nay là Quế Lâm - Quảng Tây), một mặt kích động các bôï tộc thiểu số ở trên đất ĐaÏi Việt nổi loạn, mặt khác, điều quân các nơi về tập trung huấn luyện, cả đánh thủy lẫn đánh bộ, rồ tích trưc lương thực, khí giới, thuyền bè, xe cộ ...
 
 Nạn xâm lược đã rành rành ra ở trước mặt rồi! Vua Nhân tông lúc ấy mới trong 10 tuổi, quyền phụ chính ở bà Linh Nhân Hoàng thái hậu.
 
 Bà Linh Nhân tuy là người quyền biến, có tài trị quốc (đã thử thách qua lần nhiếp chính khi Ý Thánh tông đi đánh Chiêm Thành ), nhưng không thể bị quần thần và dân chúng dị nghị, mất lòng tin, qua vụ sát hại Dương thái hậu cùng 76 cung nữ và hạ bệ Thái sư tông thất Lý Đạo Thành, vừa mới cùng xảy ra 2 năm về trước.
 
 Tuy bà đã kịp sữa chữa sai lầm (và cả tội lỗi!) bằng cách hết sức lấy lòng các quan đại thần (như ở đoạn trước đã nói) rồi đưa về Kinh đô và thăng lại cho Lý Đạo Thành từ Tổng trấn lên Thái phó để lo việc quân cơ ("Thái phó bình chương quân quốc trọng sự"), nhưng dẫu sao bà cũng không thể thay đổi được thực chất tình hình nếu như không dựa hẳn vào Lý Thường Kiệt.
 
 Quan Phụ chính Thái phó, thượng tướng Lý Thường Kiệt, sau khi từ biên giới phía Nam trở về, liền được phong ngay vào Thái úy, tức là chính thức đứng đầu hàng các quan võ tướng trong triều.
 
 Như đã nói, đối với Lý Thái úy, chỉ có việc nước, dù to dù nhỏ thế nào,thì từ trước đến nay, Ngài đều không hề bận tâm, ham hố. Đối với Ngài, đó chỉ là trách nhiệm và bổn phận, không hơn. Và phải nói, chính đức độ và tài năng của Ngài, trong tình hình triều chính lúc bấy giờ và trong hoàn cảnh đất nước ở hai đầu biên giới như vậy, đã là ngọn cờ, là tấm gương để mọi người, từ dân chúng, binh lính đến quan lại nhìn váo mà đoàn kết, cùng nhau đưa hết sức lực ra gánh các vác công việc chung. Ngài là vị tướng văn võ song toàn.
 
 Lý Thái úy cho rằng ngồi chờ giặc đến rồi mới đánh trả lại, là hạ sách. Chi bằng lúc chúng đang chuẩn bị lực lượng ở gần biên giới, mọi thứ hãy còn dở dang, mà đem quân đánh trước tốt hơn cả. Đánh như thế là đánh trên thế mạnh và đánh đúng thời cơ. Chúng tưởng ta nội tình lục đục, trên dưới không một lòng là chúng lầm to. Chúng tưởng ta hao tổn lực lượng và sa lầy ở Chiêm Thành là chúng cũng lầm to nốt. Đánh một kẻ chủ quan thiếu phòng bị lại chưa đủ long đủ cánh như thế như thế là rõ ràng chắc thắng hơn, dẫu rằng đường đất đi có xa và điều kiện tác chiến tuy có khó hơn. Lời bàn của Lý Thái úy lập tức được cả triều đình tán thưởng. Và không phải ai khác, chính Ngài sẽ thống lĩnh đại binh, cùng với phó tướng là Tông Đản, đi đánh quân Tống ở bên kia biên giới. Thế là, đầu mùa đông năm ấy, tháng 10 - 1075, tức là sau khi từ Chiêm Thành trở về, Ngài đem hơn 10 vạn quân, bằng cả hai dường thủy, bộ tiến đánh Châu Khâm và Châu Liêm (thuộc quảng Đông - Trung quốc). Sau trận chiến đấu ngắn, hai viên chi châu này rút vào cố thủ . Ngài lập tức cho quân ta bao vây. Vua Tống Lệnh cho đô giám Quảng Tây là Trương Thủ Tiết đến cứu ứng. Tuy ở đông đất nước người nhưng Lý Thái úy nghiên cứu địa hình địa chất rất kỹ. Ngài cho đặt phục ninh tai điểâm yếu trên con đường từ Quảng Tây tới, mà quân của trương thủ tiết nhất định phải đi qua. Đó là cửa ải Côn Lôn tai Nam Ninh. Một mặt, vẫn cho quân vây hãm hai Châu Khâm, Liêm; mặt khác, Ngài rút một lực lượng mạnh và bố trí sẵn thời gian tai Côn Lôn. Khi toàn bộquân của Trương Thủ Tiết rơi vào trận địa, quân của ta từ hai bên nhất loạt dùng cung tên bắn ra. Lúc bấy giờ, quân ta từ bốn phía mới xông vào đánh quân Tống tan tành. Trương Thủ Tiết bị chém đầu tại trận.
 
 Sau khi nghe tin quân cứu viện bị đánh tan tành, hai viên tri châu Khâm, Liêm đều kéo cờ trắng ra hàng (tháng 11). Quân ta vào thành, tịch thu lương thực khí giới rồi rồi tiếp tục tiến đánh châu Ung (tháng 1 - 1076).
 
  Tri châu Tô Giam đốc xuất binh mã cố thủ đến hơn một tháng sau mà không nao núng. Lý Thái úy cũng quyết tâm hạt thành cho bằng được. Sau khi đi quan sát kỹ bốn mặt thành về, Ngài cho quân lính chuẩn bị thật nhiều bao đất. Trong đêm tối, từ nhiều hướng phụ, Ngài sai đốt đuóc tiến công để thu hút lực lượng địch, còn tại các hướng chính, Ngài cho quân lính mang bao đất áp sát chân thành, đắp thành ụ mà trèo lên. Quân ta từ đó vào được thành, đánh địch từ nhiều phía. Tô Giam thế cùng lực kiệt, phải cho quyến thuộc 36 người uống thuốc độc, còn mình cũng tự sát theo. Quân ta toàn thắng.
 
 Mười vạn quân với ba trận thắng liên tiếp, vang dội, đủ để cho triều đình nhà Tống biết thế nào là sức mạnh Đại Việt rồi. Lý Thái úy cho rút binh ngay.
 
 Quả nhiên, tháng ba năm ấy, nhà Tống đốc xuất 30 vạn binh mã từ Quảng Đông, Quảng Tây do Quách Quì, Triệu Tiết chỉ huy, ồ ạt kéo sang. Ở biên giới phía Nam, nhà Tống cũng xúi dục hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp cùng đem quân tiến đánh.
 
 Không hề nao núng, triều đình Đại Việt chia binh ra hai ngã tiếp chiến. 10 vạn quân ở mặt trận phía bắc do Lý Thái úy chỉ huy. Thấy quân giặc đông, quân ta ít, Ngài cho củng cố tuyến phòng ngự kiên cố ở phía bắc sông Như Nguyệt (sông Cầu). Quân Tống kéo đến, vấp phải lực lượng đề kháng mạnh mẽ, đã không tiến thêm được nữa.
 
 Để cổ vũ tinh thần chiến đấu của ba quân, trong đêm tối, Lý Thái úy cho mọt viên tướng thật tốt giọng, cầm loa quả bầu khô, đứng ở sông Nam Quận ngay trước cửa đền Trương Hát, đọc một bài thơ như sau:
 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phâïn tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.
Nghĩa:
Sông núi nước Nam thì do vua Nam ở
Rành rành ranh giới đã phân định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc kia dám kéo đến xâm phạm?
Chúng bay xem: rồi sẽ chuốc lấy bại vong.
 
 Đó là bài thơ "thần" của chính Thái úy Lý Thường Kiệt viết. Lời thơ đanh thép, như là kết tinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc, được thể hiện qua tâm hồn và nghị lực của vị tướng tài ba lỗi lạc.
 
  Trong đếm tối, dưới ánh trăng sao vằng vặc, lời thơ sang sảng vang lên ôm trùm lấy sông núi, như thấm sâu vào mỗi đường gân, thớ thịt của từng chiến sĩ. Ai cũng thấy bồi hồi xúc động và náo nức, quyết chiến đấu hy sinh đến cả tính mạng của mình để giữ lấy nền độc lập của tổ quốc.
 
 Lời thơ ấy cũng chính là lời của hai vị thần tướng Trương Hống, Trương Hát, hai vị tướng tài ba và bất khuất của Việt Vương Triệu Quang Phục trước kia. Khi sinh thời hai vị thà chết chứ không chịu quỳ gối trước kẻ phản trắc là Lý Phật Tử tức hậu Lý Nam Đế, và sau khi mất, đã từng phù trợ cho Nam Tấn vương (tức Ngô Xương Văn, con thứ Ngô quân Ngô Quyền, người truất bỏ Dương Tam Kha tiếm ngôi để kế nghiệp cha, lên làm vua) đánh thắng Lý Huy làm loạn ở châu Tây Long rồi được lập đền thờ tại cửa sông Như Nguyệt và cửa sông Nam Quận.
 
 Được lời "hịch non sông" cổ vũ, quân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài tình của Thái úy Lý Thường Kiệt đã tổ chức nhiều đợt tập kích đánh vào phòng tuyến của địch. Phó tướng Triệu Tiết bị giết cùng với hơn hơn một nghìn quân Tống khác. Quách Quì núng thế, mặc dù quân số nhiều hơn gấp ba lần, cũng phải tính đường rút quân lui về phía châu Quảng Nguyên là địa phận của nước ta ở giáp biên giới với nước Tống. Quách Quì tính nước ăn chắc, vì không thể đối mặt với Lý Thái úy màtiến vào kinh thành Thăng Long, nên y chiếm lấy châu Quảng Nguyên để dâng lên vua Tống.
 
 Ở biên giới phía Nam quân dân ta đã không để cho binh lính Chiêm Thành, Chân LaÏp tái chiếm. Thế là nền độc lập của dân tộc vẫn được giữ vững mà trong đó, Lý Thái úy chính là ngọn cờ, là linh hồn của cuộc chiến đấu.
 
 Tuy nhiên, sau chiến thắng địa vị quan trường của Thái Úy không tăng mà cũng không giảm, nghĩa là vẫn giử nguyên như cũ. Vẫn kiên trì phương châm "hiến việc tốt, can việc xấu" của một bề tôi chung thành và không màng danh lợi cho mình, Ngài lại ra sức tu bổ cho nền văn trị trong nước. Với trọng trách "trong thì cầm đại chính, ngoài thì coi sự lữ", Ngài" dốc một lòng lấy việc an xã tắt" làm vui. Triều Lý lúc bấy giờ, vua Hải còn nhỏ tuổi, bà Linh Nhân phụ chính, quả là đã biết người trụ cột là ngài, nên đã chắn hưng được đất nước.
 
 Ngay sau chiến thắng (1076) có chiếu của nhà vua cầu lời nói thẳng. Rồi cắét nhắc nhưng người hiền lương có tài văn võ, cho quản quân dân. lại chọn quan viên quan chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám học.
 
 Tiếp đến năm sau (1077) mở hội tụng kinh "phật thuyết Nhân Vương" trong đó có đoạn nói rằng "vua các nước cầu nguyện kinh này thì muôn dân được tay qua nạn khỏi"và thi "lại viên" bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.
 
 Năm 1078 sửa lại Thành Đại La, rồi đòi được nhà Tống sửa lại Châu Quảng Nguyên ...
 
 Rồi tiếp những năm sau nữa. Năm 1085, tháng 8, mờ kỳ thi văn học, chọn nhân tài lần thứ hai. Mạc Hiển Tích đỗ đầu ... Năm 1089 định lại quan chức, v.v..
 
 Lúc bấy giờ nhà vua cũng đã khôn lớn, có thể đảm đương được việc trị quốc và đất nước đang buổi thái bình. Lý Thái úy lúc ấy cũng đã già, nhưng vẫn như xưa, là vị quan thanh liêm, chính trực. Năm 1101 nhân đổi niên hiệu , Lý Nhân tông cho Ngài kiêm chức "Nội thi phán thủ đô áp nha hành điện nội ngoại đô tri sự" nghĩa là từ nay Ngài sẽ là người phán quyết các việc phải trái xảy ra trong triều ngoài nội trước khi đưa lên nhà vua phê duyệt . Có thể nói, Ngài là người cao nhất trên thực tế, đã nắm quyền "cầm cân nảy mực" tức thi hành công bằng xã hội lúc bấy giờ!
 
 Tuy nhiên, chức trách chính của Ngài vẫn là vị tướng cầm quân mỗi khi đất nước lâm sự. Vì vậy, năm 1103, Ngài lại lên đường đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (Nghệ An). Lý Giác thua trốn sang Chiêm Thành.
 
 Vua Chiêm Thành là Chế Ma Na nghe theo Lý Giác xúi bẩy, đã đem quân chiếm lại ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính mà trước đây Chế Củ đã dâng Lý Thánh Tông để chuộc mạng.
 
 Tháng 2-1104, Lý Thái úy lại phải xuất chinh, dẫn đại binh đi đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na đại bại, phải nộp lại đất như cũ. Và đấy cũng là trận thắng cuối cùng của Lý Thái úy.
 
 Do đường sá xa xôi, lại phải trèo đèo vượt dốc mà tuổi đã cao, sức đã yếu nên khi trở về, Lý Thái úy bị ốm nặng. Tháng 6 năm 1105 Ngài qua đời, khép lại một sự nghiệp lẫy lừng từ lúc thiếu thời cho đến khi mãn chiều xế bóng. Cả triều đình và muôn dân đều thương tiếc Ngài. Lý Nhân tông truy tặng Ngài thêm chức"Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu, Thái úy, bình chương quân quốc trọng sự" và tước "Việt quốc công". Lại cho người em của Ngài là Lý Thường Hiển được kế phong tước hầu.
 
 Lúc sinh thời, Ngài rất ghét chuyện đồng cốt quàng xiên mà nhiều kẻ đã lừa gạt mọi người để kiếm lợi. Ngài phạt bọn chúng rất nặng, nên thói tục nhơ bẩn cũng được rửa sạch phần nhiều. Tuy nhiên, Ngài đã rất khuyến khích việc thờ phụng những người có công với dân với nước, công nhận họ là những phúc thần. Đó cũng là đóng góp thêm về văn hóa và tín ngưỡng, nằm trong sự nghiệp chấn hưng đất nước và giữ vũng nền độc lập đân tộc của Ngài.
 
 Các triều đại trước đây mỗi khi chính vị, đều có sắc phong tặng Ngài. Chỉ riêng thời Trần đã có các mỹ hiệu "Trung phụ công", "Dũng mãnh", "Uy thắng" ...Đền thờ chính của Ngài ở xã Ngọ Xá, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hương khói quanh năm, tôn nghiêm, kính cẩn. Ngày nay, nhiều trường học, đường phố ... đã mang tên Ngài.
 
 Sau đây là một bài "minh", khắc trên bia chùa Linh Xứng, nói về con người, hành trạng và công đức của Ngài: "Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ dân chúng, nhân từ giúp đỡ mọi người, cho nên mọi người kính trọng. Dùng uy vũ để trừ bọn gian ác. Đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, mọi sự tốt đẹp đều ở đấy cả. Giúp chính sự có ba triều, dẹp yên loạn ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng. Công thật lớn lao"
 
 Lý Thường Kiệt là nhân vật truyền thuyết mà cũng là nhân vật lịch sử. Ở Ngài, xét cả hai phương diện, đều thấy mang ý nghĩa thật là trọn vẹn, cả về tầm vóc, cũng như về giá trị văn hóa!"
 

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới