Chó Ngao Tạng - Mãnh Khuyển được mệnh danh là Chúa tể của thảo nguyên Tây Tạng

 
Ngao Tạng - Mãnh Khuyển bá chủ của thảo nguyên Tây Tạng hơn 1000 năm trước, nơi mà chỉ duy nhất con người có thể khắc chế và làm chúng phục tùng.
Chó ngao Tạng có lông màu đen, trắng, vàng lửa và hơn cả là đen ánh tím hay đỏ ánh Ngao Tây Tạng không chỉ mang đến cho chúng ta sự kinh ngạc về sức mạnh mà chúng còn được rất nhiều người yêu mến bởi lòng trung thành có 1-0-2. 
Ngao Tây Tạng là những dũng sĩ trên thảo nguyên tuyết trắng. Chúng được mệnh danh là Chúa tể của thảo nguyên và là một trong những “ Độc thú” báu vật vùng Hi Mã Lạp Sơn.
Hình ảnh sưu tầm internet

Lịch sử ra đời của chó Ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng là một giống chó có nguồn gốc rất lâu đời và người ta ước tính rằng thời điểm giống chó này xuất hiện là khoảng 5000 - 6000 năm trước ở vùng cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.
Với tính cách hung dữ cùng sức mạnh vượt trội thì chú chó này còn có thể hạ gục được sư tử và hổ báo. Chú chó này được người Tây Tạng cực kỳ yêu quý và coi là linh vật đại diện cho sức mạnh của mình.
Do là giống chó chưa bị lai tạp với bất cứ giống chó nào từ trước tới này nên các bạn ấy có một ngoại hình khổng lồ cùng bản tính cực kỳ hung dữ không khác gì so với tổ tiên. Và ở Tây Tạng thì anh bạn chó Ngao này được nuôi chủ yếu là để canh gác gia súc và bảo vệ cuộc sống của con người trước những con thú nguy hiểm như hổ, chó sói, báo, sư tử… 

Nguồn gốc xuất xứ

Nguồn gốc của chú chó này là từ vùng núi cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc thuộc dãy núi Himalaya. Đây là giống chó được coi là tổ tiên của các giống chó Ngao ở trên thế giới.
Năm 1847 những chú chó Ngao đầu tiên được đưa tới Châu Âu từ vùng đất lạnh giá Tây Tạng giống như món quà tặng bởi chúa Hardinge – phó vương Ấn Độ gửi tới nữ hoàng Anh. Ngay từ khi xuất hiện, các giống chó này đã ngay lập tức khiến cho người Châu Âu cảm thấy choáng ngợp vì tầm vóc quá to lớn cùng sức mạnh và bản lĩnh vượt trội vượt xa giống cảnh khuyển Great Dance.
Thời kỳ thịnh vượng của chú chó này tại Châu Âu là từ năm 1874 khi hoàng tử Edward đưa thêm 2 chú chó Ngao Tây Tạng vào nước Anh. Tuy nhiên đến khi chiến tranh thế giới thứ I và thứ II diễn ra thì giống chó này gần như tuyệt chủng tại Châu Âu.
Mãi đến năm 1976 chúng mới được nhập khẩu, nhân giống và phổ biến trở lại. Ngày nay sức hút của chó Ngao là không phải bàn cãi tuy nhiên với giá thành quá đắt đỏ đã khiến cho anh bạn khổng lồ này bị lai tạp và bị thương mại hóa quá nhiều. Nếu muốn tìm những chú chó thuần chủng thì có lẽ chúng ta chỉ tìm thấy ở các đền chùa của vùng cao nguyên Tây Tạng.

Đi tìm nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Trên thực tế, lịch sử thuần hóa loài chó của con người vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, những quan điểm được đưa ra chỉ là giả thuyết và còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Chó ngao Tây Tạng được những người chăn gia súc trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng gọi là "chó tuyết" và chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa của những người chăn gia súc. Trước đây, công nghệ chăn thả hiện đại chưa phát triển, trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có rất nhiều thú dữ, chúng luôn rình rập gia súc và việc nuôi một vài con chó ngao Tây Tạng là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để ngăn chặn sói.
Chó ngao Tây Tạng cũng rất giỏi về mặt này, nó là một giống chó rất hung dữ và người xưa đã từng cho rằng một con chó ngao có thể đánh thắng được ba con sói.
Trước đó, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong cộng đồng những người chăn gia súc, nhưng sau những năm 1980, chúng đã dẫn đầu trở nên phổ biến ở nước ngoài. Do tính cách hung dữ và ngoại hình giống sư tử nên chúng được nhiều người nước ngoài săn đón và đặt cho chúng biệt hiệu là "chó phương Đông".
Sau những năm 1990, cơn sốt đối với chó ngao Tây Tạng bắt đầu được hình thành tại Trung Quốc, và một số thương nhân đã nắm bắt được cơ hội kinh doanh và quảng cáo về chó ngao Tây Tạng như một loài "thần khuyển", điều này đã làm cho giống chó cao nguyên cổ đại này trở nên nổi tiếng với công chúng.
Do sự tuyên truyền phóng đại về loài chó này, việc nhân giống chúng đã diễn ra tràn lan, theo đó nhiều trại chó giống đã cố tình lại tạo chúng với nhiều giống chó khác để có được sự phát triển đột biến của bộ lông và thân hình to lớn bất thường. Chính điều này về sau đã khiến cho danh tiếng cũng như chất lượng của giống chó này bị giảm sút nghiêm trọng.
Công bằng mà nói, chó ngao Tây Tạng ban đầu là một giống chó cao nguyên tuyệt vời, và chúng cũng sở hữu một số đặc điểm khiến bản thân giống này không thích hợp sống ở những khu vực có độ cao thấp để làm vật nuôi trong nhà giống như nhiều giống chó phổ biến khác.
Về nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng, trong một số câu chuyện, truyền thuyết và tiểu thuyết văn học, có câu nói rằng "chín chó một ngao", đại khái đây là một sự tuyển chọn, cạnh tranh tàn khốc để có được một con chó ngao tốt. Họ thường thả mười con ngao con cùng một đàn hoặc sinh cùng năm xuống cái hố sâu, không có thức ăn, hoặc có rất ít, chỉ đủ cho một con ăn thôi.
Dưới áp lực của cơn đói, những chú chó con này sẽ chiến đấu và cắn xé lẫn nhau, và cuối cùng chỉ còn lại một chú chó con khỏe nhất và hung dữ nhất còn tồn tại, và lúc này con chó con duy nhất đó mới được coi là chó ngao Tây Tạng.
Về câu nói này, chúng ta có thể nghe nó như một câu chuyện khiến cho giống chó này thêm phần huyền bí. Còn về bản chất, chó ngao Tây Tạng cũng giống như Chow Chow, Shar-Pei, Crested hay giống chó H'mông đuôi cộc của chúng ta, chúng đều là những giống chó có tính cách độc lập và sở hữu nguồn gen cổ xưa. Tuy nhiên chó ngao Tây Tạng lại là một giống chó đặc biệt hung dữ và mạnh mẽ.
Về mặt lịch sử và nhiều nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy rằng ban đầu, không có hề có chó ngao Tây Tạng trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, nhưng theo sự di cư của con người, giống chó này cũng dần xuất hiện tại đây.
Khoảng 24.000 năm trước, khi một nhóm người sơ khai đã đi vào cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng để sinh sống, họ đã mang theo một số loài "chó cỏ" sinh sống ở nơi có độ cao thấp.
Sau đó, trong cuộc sống cao nguyên lâu dài, những con chó này tiếp tục phát triển và sinh sản, thích nghi với cuộc sống cao nguyên, và cuối cùng hình thành nên giống chó ngao Tây Tạng mà chúng ta thấy bây giờ.
Có người còn đặt câu hỏi rằng mốc thời gian loài chó được con người thuần hóa là cách đây khoảng 16.000 năm hay cách đây 24.000 năm?
Trên thực tế, lịch sử thuần hóa loài chó của con người vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, những quan điểm được đưa ra chỉ là giả thuyết và còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Lai tạo với chó sói Tây Tạng cổ đại để có thể thích nghi với độ cao
Những giống chó sinh sống ở nơi có độ cao thấp khi vào vùng cao nguyên ban đầu chưa thể thích nghi hoàn toàn. Cũng giống như con người ở đồng bằng, khi đi lên những khu vực có độ cao lớn và không khí loãng, nhiều người sẽ bị say độ cao và không thể vận động mạnh được.
Điều này cũng đúng với những con chó đầu tiên này, theo thời gian, khi số lượng chó tăng lên, một số bắt đầu lai tạo với những con sói Tây Tạng cổ địa phương, để sinh ra những con chó con - chúng được thừa hưởng một gen quan trọng nhất định, và chính dưới tác động của gen này mà chúng có được khả năng thích ứng với độ cao lớn.
Gen này được gọi là gen "EPAS1". Các nhà khoa học đã phát hiện ra nó ở nhiều loài sinh vật sống ở nơi độ cao lớn, bao gồm báo tuyết và chó sói Tây Tạng, nhưng không có ở động vật sống ở độ cao thấp như chó nhà, sói xám và chó rừng lưng vàng...
Nghiên cứu cho thấy gen "EPAS1" có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa sản xuất hemoglobin ở động vật, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với sự thay đổi oxy, cho phép chúng tồn tại lâu dài trong môi trường thiếu oxy, đồng thời có thể duy trì hoạt động ở cường độ cao.
Sau khi lai tạo với chó sói Tây Tạng, những con chó con có được gen này và từ đó đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.
Các nhà khoa học đã xây dựng một cây phát sinh loài của loài chó và phát hiện ra rằng chó và sói đã tách ra từ rất lâu và mỗi loài tiến hóa theo các hướng khác nhau, nhưng sau khi tổ tiên của chó ngao Tây Tạng vào cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, chúng đã lai với sói và thu được một số di truyền của loài sói cao nguyên.
Do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, để giữ ấm, những con chó con này đã dần trải qua một số thay đổi thích nghi trong suốt cuộc đời dài ở cao nguyên, chẳng hạn như lông dày hơn và lớp mỡ dày hơn.
Tất nhiên, quá trình tiến hóa của loài chó về cơ bản là quá trình chọn lọc và lai tạo của con người, sau nhiều thế hệ chọn lọc và lai tạo, cuối cùng con người có được những thứ mình cần ở một giống chó nhất định.
Như đã đề cập trước đó, vai trò quan trọng nhất của chó ngao Tây Tạng trong thời cổ đại là bảo vệ gia súc và chống lại chó sói, vì vậy những giống chó nhỏ và ngoan ngoãn đương nhiên không thể đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này, đồng nghĩa với việc chúng sẽ không được lai tạo. Ngược lại, giống chó ngao Tây Tạng, có kích thước khổng lồ, tính cách hung dữ và có sức mạnh răn đe lớn sẽ là loài chó ưa thích của những người chăn gia súc.
Vào năm 2016, một số học giả ở Bắc Kinh đã chụp ảnh những con chó ngao Tây Tạng đuổi theo báo tuyết trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, tranh giành thức ăn với báo tuyết và bao vây gấu nâu. Có thể chó ngao Tây Tạng không phải là đối thủ của báo tuyết và gấu nâu Tây Tạng, nhưng loài chó này có tính chất xã hội cao, và chúng luôn sống theo bầy đàn.
Đánh giá từ những bức ảnh do các học giả Bắc Kinh chụp, có thể nhận thấy rằng ba hoặc bốn con chó ngao Tây Tạng có thể đuổi báo tuyết đi, và năm con chó ngao Tây Tạng trở lên có thể vây quanh và trấn áp được gấu nâu.
Mặc dù chó ngao Tây Tạng hiện tại không còn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, nhưng dù bạn có thừa nhận hay không thì chúng ta vẫn phải biết sự thật là những con chó ngao được nuôi dưỡng và lai tạo với mục đích buôn bán không phải là những con chó được sinh ra với mục đích làm việc và hoạt động theo đúng chức năng vốn có của chúng. Tuy nhiên khi được sinh ra và phục vụ cho công việc đúng với chức năng ban đầu của mình, chó ngao Tây Tạng không chỉ có thể thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt của vùng cao nguyên mà còn có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình và cũng không kém cạnh các giống chó khác trong việc đối phó với thú dữ.
Và ở thời điểm hiện tại, khi phong trào nuôi dưỡng chó ngao Tây Tạng làm thú cưng đã thoái trào, một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng đã bị bỏ rơi. Điều ngày không chỉ gây ra tổn hại cho hệ sinh thái mà còn đe dọa trực tiếp tới con người. Khi sự hoang dã dần hồi phục, những con chó ngao Tây Tạng lang thang đã bắt đầu tấn công con người, gia súc, và săn đuổi báo tuyết, điều này đã dần biến chúng trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn trên cao nguyên.
(Tham khảo: Zhihu; Sina; Asianscientist; Baidu)

Đặc điểm nổi bật của giống chó Ngao Tây Tạng

Thân hình khổng lồ chính là đặc điểm nổi bật nhất của giống chó này. Chúng có chiều cao ít nhất là 70cm cùng cân nặng dao động từ 64 - 90kg. Với bộ lông 2 lớp khiến cho các bạn ấy càng trở nên vĩ đại hơn.
Sở hữu bộ lông với lớp ngoài dài và mềm mại cùng lớp trong bông giống như len khiến cho chúng thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Về màu sắc thì chó Ngao thường có bộ lông màu xám, đen, vàng hoặc đen - vàng, đen - nâu. Tuy nhiên quý hiếm nhất vẫn là những chó Ngao Tây Tạng trắng.
Ở đằng sau lớp lông là một thân hình cân đối săn chắc đặc biệt là ở phần vai, cơ ngực, hông và đùi. Với 4 chân vững chắc và to lớn giúp cho các bạn ấy bám vững ở trên mặt đất.
Chó Tây Tạng sở hữu đầu lớn cùng một khuôn mặt xệ trong cực kỳ dữ tợn. Phần mõm chó dài và vuông vức cùng chiếc miệng rộng và một hàm răng sắc nhọn có lực cắn hay giằng xé của chó cực kỳ mạnh khi chỉ cần một phát cắn là để lại vết thương rất sâu và có thể gây tử vong do mất quá nhiều máu,
Đôi mắt nhỏ nhưng xếch trông cực kỳ sắc bến khiến chúng trở nên dữ tợn. Màu mắt màu nâu - đen hoặc màu đen và khi tức giận thì đáng sợ vô cùng. Tất nhiên khi bình thường thì các bạn ấy cũng đáng yêu giống như rất nhiều chú chó khác.

Tập tính của chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng cực kỳ trung thành và chúng chỉ nghe lời một chủ nhân duy nhất là người đã nuôi nấng và chăm sóc mình khi còn bé. Vì thế để tránh gây nguy hiểm thì bạn không nên mua chó Ngao đã trưởng thành nhé.
Sự trung thành của chú chó này tới mức chúng sẽ bảo vệ chủ nhân của mình một cách tuyệt đối và chúng sẵn sàng lao vào chiến đấu tới cùng nếu có bất cứ mối nguy hiểm nào rình rập ở xung quanh chủ của chúng. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu được nuôi dạy và huấn luyện tốt thì các bạn ấy cũng vẫn hiền lành và thân thiện với con người.
Tất nhiên để phòng tránh những nguy hiểm khó lường trước thì chúng ta vẫn nên cảnh giác hết mức nhé.
Hình ảnh sưu tầm internet

Chú ý khi nuôi chó Tây Tạng

Điều kiện sống

Chó Ngao thường sống ở vùng thảo nguyên rộng lớn và chúng đã quen với việc nô đùa, chạy nhảy. Do vậy nếu bạn muốn nuôi chú chó này thì cần phải có một không gian rộng rãi và cần phải bảo vệ chặt chẽ để chúng thoải mái chạy nhảy.
Do thời tiết ở Tây Tạng khá lạnh lẽo nên chó Ngao sẽ không thích nghi quá tốt với thời tiết nắng nóng tại Việt Nam. Chính vì thế chúng tôi khuyên bạn khi nuôi chó Ngao Tây Tạng nên giữ các bạn ấy ở trong nhà hoặc ở trong bóng râm nếu thời tiết quá nắng nóng.
Thời tiết nếu trên 35 độ C thì bạn nên để cho các bạn ấy ở trong phòng điều hòa.
hế độ chăm sóc bộ lông
Với bộ lông siêu dày thì khi nuôi chó Ngao bạn nên thường xuyên cắt tỉa lông nhất là vào mùa hè. Đặc biệt với bộ lông xù thì bạn nên chải 1 - 2 lần để cho bộ lông đó luôn mượt mà và không bị rối.
Tần suất tắm nên 1 tháng 1 lần và sau khi tắm thì dùng máy sấy hoặc khăn lau khô để tránh tình trạng thân thể các bạn ấy bị ẩm ướt có thể gây ra một số bệnh ngoài da hoặc sinh sôi vi khuẩn.
Ngoài ra bạn hãy cũng cần thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh ở những bộ phận trên cơ thể chó Ngao như: mắt, mũi, lỗ tai, kẽ ngón chân, răng miệng,... để không làm phát triển ký sinh trùng.

Chế độ ăn trong từng giai đoạn của chó Ngao

Giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi. 

Thành Cát Tư Hãn đã từng dẫn theo loài Ngao này khi chinh phục Châu Âu. Với những đặc tính nổi trội như: To lớn, thông minh, lì lợm, khỏe mạnh, trung thành, đặc biệt chỉ trung thành tuyệt đối với 1 chủ nhân duy nhất đã tạo nên danh tiếng cho loài mãnh khuyễn này. Khi chó Ngao còn nhỏ thì bạn chỉ nên cho các bạn ấy ăn cơm cùng thịt nạc xay nhỏ kết hợp cùng các loại thức ăn dạng khô khác. Bữa ăn được chia thành 3 bữa nhỏ ở trong ngày.

Giai đoạn 2 - 8 tháng tuổi

Giai đoạn này là giai đoạn chó Ngao phát triển nhất. Chính vì thế cần đặc biệt bổ sung protein bằng các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò, nội tạng động vật…Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng khác nhất như rau củ thức ăn khô, trứng gà…Ở độ tuổi này thì bữa ăn nên giảm xuống 2 bữa trong ngày.

Giai đoạn 8 - 12 tháng tuổi

Chó Ngao ở giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nên cần được tăng cường các loại thịt dai để cho chúng tập nhai. Ngoài ra bạn cũng nên cho các bạn ấy tập gặm xương ống hàng ngày.

Giai đoạn trên 1 tuổi

Giai đoạn trên 1 tuổi chó Ngao cần được ăn ít nhất 1 kg 1 ngày và bạn nên bổ sung thêm thức ăn khô, rau củ quả để chó Ngao dễ tiêu hóa và khối lượng lúc này cũng cần phải tăng dần phù hợp với cân nặng của chúng.

Mức giá chó Ngao Tây Tạng thuần chủng

  • Dựa theo nguồn gốc xuất xứ mà chó Ngao sẽ có mức giá khác nhau. Chẳng hạn như:
  • Đối với chó Ngao được sinh ra tại Việt Nam: giá chó ngao tây tạng con khoảng 2 tháng tuổi là 20-25 triệu, còn khi trưởng thành thì mức giá rơi vào khoảng 35-40 triệu VNĐ một con đã trên 3 tuổi. 

  • Với những chú chó Ngao Tây Tạng được nhập từ Châu Âu, hay Châu Mỹ thì đều có mức giá cực kỳ đắt đỏ. Giá cho một chú chó vào khoảng 8.000 - 10.000 USD (tương đương khoảng 200 triệu VNĐ).

  • Chó Ngao Tây Tạng nhập khẩu từ Tây Tạng: mức giá của các bạn ấy chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ khi chúng được định giá 10 tỷ, 22 tỷ thậm chí là 99 tỷ.

Tuy nhiên việc sở hữu một em chó Ngao chính gốc quả thật không dễ dàng bởi mức giá siêu khủng của mình. Tuy nhiên nếu như bạn vẫn yêu thích chúng và có điều kiện để sở hữu thì bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được mơ ước của mình nhé. 

(sưu tầm internet từ nhiều nguồn khác nhau)


Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới