Về lai lịch một "người thăng long gốc": Lý Thường Kiệt

 


Về lai lịch một "người thăng long gốc": Lý Thường Kiệt

Trông ra phố Nam Đồng ngày trước (nay: phố Nguyễn Lương Bằng) và ngôi đình
làng Nam Đồng (Năm Đồng). Đình thờ Lý Thường Kiệt, với cớ: nơi đây là đất mai
táng người anh hùng dân tộc thời Lý.
Thông tin này cần được kiểm chứng, nhưng, dù sao thì cũng có phần phù hợp (phụ
họa) được với một "tín hiệu chìm" khác: không một dòng sử quan phương nào chép
về việc đã đưa linh cữu vị đại danh thần đồng thời là đại danh tướng Lý triều, sau khi
mất, về một nơi nào - thường, theo quy luật trung cổ, thì phải là nơi chính quán - mà
lại ở ngoài Thăng Long! Có nghĩa ông là người Thăng Long.
Hiện có hai thuyết, xuất nhập về chi tiết, nhưng đại để, thì đều trực tiếp nói rõ: Lý
Thường Kiệt gốc người Thăng Long. Cả hai thuyết đều chỉ ra rằng: Lý Thường Kiệt
là người Làng An (Yên) Xá (Sau đổi là Cơ Xá) trên bãi sông Hồng, phía sau thành
Thăng Long. Nhưng, thuyết thứ nhất (dựa vào sách "Tây Hồ chí") cho rằng, trước khi
trở thành người (và phúc thần) An (Yên) Xá, thì quê gốc Lý Thường Kiệt là: Làng
Bình Sa.

Vào thời Lý Thái Tổ định đô, do việc mở mang kinh thành, làng Bình Sa phải di dời
ra mạn bãi sông Hồng, nhường đất cho vua xây thành. Người Bình Sa, vì lẽ đó, trở
thành người An (yên) Xá, tức Cơ Xá. Còn thuyết thứ hai, thì cũng nói đến việc Lý
Thường Kiệt dời quê gốc ra bãi sông Hồng để thành người An (Yên) - Cơ Xá, nhưng
lại (theo sự chỉ dẫn quan phương của các sách "Đại Việt sử ký toàn thư", "Lịch triều
hiến chương loại chí"...) mà cho rằng chốn quê gốc ấy, là: phường Thái Hòa.
Nay, thử làm việc dung hợp hai thuyết này, thì có thể thấy ra một điều là: trong khi
chỉ định làng Bình Sa như một chốn quê gốc của Lý Thường Kiệt, thuyết thứ nhất
cũng đồng thời chỉ định vị trí xa xưa của làng này, là ở phía nam Hồ Tây. Và, khi
nghiên cứu về vị trí của phường Thái Hòa, nhiều học giả đã cho rằng phường này vào
thời Lý ở về mạn Tây thành Thăng Long (chỗ có núi Cung, gần các làng Ngọc Hà -
Vĩnh Phúc xưa). Thế thì, ở đây, chẳng có gì là mâu thuẫn (khác biệt) cả (hoặc nhiều).
Bởi vì: núi Cung (Ngọc Hà - Vĩnh Phúc) cũng chính là miền đất ở sát ngay bờ nam
Hồ Tây (chỉ cách có một con đê - thành, cũng chính là vòng tường đất "La Thành"
(đại La Thành) thời Lý Trần mà nay là đường Hoàng Hoa Thám.
Vậy, có thể cho rằng: Quê gốc của Lý Thường Kiệt là ở đất phía nam Hồ Tây, đồng
thời là mạn tây (ngoài cửa Tây) thành Thăng Long. Cái tên Bình Sa (diễn nôm là "Bãi
cát phẳng") của đất ấy, gần với đặc trưng cảnh quan tự nhiên (thiên nhiên) của nơi này
thuở sơ khai nên có thể là địa danh cổ truyền và hồi cổ, về và từ thời "tiền Thăng
Long" khi đất kinh kỳ còn chưa được mấy khai phá (khai thác). Còn, tên Thái Hòa
(các cổ thư quan phương, chép kèm với tên này, đều dùng rõ chữ "phường"), gần với
văn hóa phong kiến (cung đình), nên có thể là địa danh - cũng của nơi này - thuộc về
thời "đô thị hóa trung cổ" (cung đình hóa): "Thời kỳ Thăng Long" cả hai địa danh đều
thuộc về, và chỉ về, một địa điểm (địa bàn): quê gốc của Lý Thường Kiệt.
(Chính từ chỗ này mà ta hiểu ra được: vì sao, sách" Tây Hồ chí" (và "Long thành vật
sự") lại chép rõ về con đường mà ngày xưa, Lý Thường Kiệt đã thường đi để theo học
thầy Lý Thường Kiệt đã thường đi để theo học thầy Lý Công ẩn ở trường Bái Ân , là:
men theo bờ nam Hồ Tây; và, vì sao, lời kể dân gian vùng núi Cung, lại giỉ thích rằng:
Sở dĩ núi có tên này, là bởi vì ngày xưa, ở đây có cung điện (phủ đệ, dinh thự) của
một vị quan lớn lắm!)
Việc tìm hiểu con đường (cung cách) dẫn đến chỗ Lý Thường Kiệt trở thành người -
Thăng Long - gốc từ nghìn năm trước, sẽ (và đã) là một trường hợp vừa điển hình,
vừa hiếm lạ - để nghiên cứu ra được nhiều vấn đề dân số học Thăng Long (trong đó,
có vấn đề về nguồn gốc và đặc trưng cư dân đô thị này) vào lúc mới định đô.

Hiện có một đầu mối - đúng hơn: một đầu mối kép - rất quan trọng, có thể giúp vào
việc lần giở (mở) lại con đường ấy. Đó là: người cha của Lý Thường Kiệt, không phải
họ Lý, mà là họ Ngô, và: ông họ Ngô này, có nhiều liên quan đến đất Thanh Hóa.
Tất nhiên các tài liệu, đều chép: họ tên người cha của Lý Thường Kiệt là Ngô An
Ngữ, và: vào năm 1031 (lúc ấy, Lý Thường Kiệt 13 tuổi - "tuổi ta", tức: tính cả "tuổi
mụ") ông họ Ngô này - giữ một chức quan võ của Lý triều - đã vâng mệnh vua Lý
Thái Tông, từ Thăng Long, vào "đi tuần" miền Thanh Hóa, và mất tại đó.
Sự việc này, lâu nay, chỉ được sử sách khai thác ở khía cạnh trình bày về nhân cách
Lý Thường Kiệt, tức chỉ quản g bá cho tính hiếu thảo của chú bé Ngô Tuấn - tên thực
của Lý Thường Kiệt, khi ấy - đã "đêm ngày thương khóc" cái chết của cha đẻ mình,
như thế nào. Nhưng gần đây, với việc dòng họ Ngô hiện đại, đã lập và công bố "tộc
phả họ Ngô" (với nhiều chi tiết, tình tiết) phong phú, thú vị - tuy một số trong đó cũng
còn cần được kiểm chứng giám định thêm) ta đã có thể nhận ra nhiều manh mối hơn,
của sự việc này, ấy là căn cứ vào "Tộc phả họ Ngô" - Ngô An Ngữ, đầu tiên, đã theo
giúp Lý Công Uẩn, khi ông này còn (và mới) là một quan chức triều Tiền Lê ở Hoa
Lư, do đó, khi có việc dời đô (Hoa Lư) và định đô (Thăng Long) năm 1010, Lý Công
Uẩn đã mang theo cả Ngô An Ngữ về triều đình Thăng Long. Trở thành người Thăng
Long (một đời), Ngô An Ngữ đã lấy vợ (bà này, họ Hàn) là người phường Thái Hòa
khi ấy, và, 9 năm sau ngày định đô - tức: năm 1019 - thì sinh hạ được cậu con trai đầu
lòng, hết sức khôi ngô, tuấn tú, cho nên (bèn) đặt tên là: Ngô Tuấn - cái tên đầu tiên
và chính gốc của Lý Thường Kiệt, trước khi được vua Lý và Lý triều ưu ái ban cho
(đổi gọi) cái tên này.
"Tộc phả họ Ngô" còn cho biết: Ngô An Ngữ đã từ Thanh Hóa mà đi theo Lý Công
Uẩn! Như vậy, ông này là một "chuyên gia" về Thanh Hóa. Và vì thế (nhờ thế) vẫn
tiếp tục phục vụ triều đại Lý Thái Tông với tư cáhc này Ngô An Ngữ mới đuực phái
đi tuần" (hoặc: "tuần kiểm") miền Thanh Hóa 1031, và mất ở đó.
Vì sao Ngô An Ngữ có nhiều gắn bó (liên quan) đến Thanh Hóa vậy? Tiếp tục tra tìm
trong "Tộc phả họ Ngô", ta thấy ra một điều quan trọng và thú vị: ông họ Ngô này,
chính là trực hệ (thế hệ sau) của ông họ Ngô khác, vốn đã được chính sử nhiều lần nói
đến, với tư cách và hành trang của một nhân vật lịch sử đích thực: Sứ quân Ngô
Xương Xí, từng - trong thời "Loạn Thập nhị sứ quân" (giữa thế kỷ X) - có căn cứ/và
hùng cứ/ở đất Bình Kiều - Thanh Hoá.
Ngược được từ Ngô An Ngữ lên tới Ngô Xương Xí, thì, đến nay, ta đã có thể - dễ
dàng và may mắn - gặp được chính sử. Bởi vì, tất cả các tài liệu sử cũ đều lưu chép:

Ngô Xương Xí là con của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - hoàng tử trưởng của
Ngô Vương Quyền. Từ những rối ren của vương triều Ngô sau khi Ngô Quyền mất
(năm 944), rồi Ngô Xương Ngập cũng mất (năm 944), rồi Ngô Xương Ngập cũng mất
(năm 954), và em của ngô Xương Ngập (chú của Ngô Xương Xí) là Nam Tấn Vương
Ngô Xương Văn rồi cũng mất (năm 965), mở đầu/ và ở trong/cục diện "Loạn thập nhị
sứ quân", Ngô Xương Xí đã tự mình cũng trở thành một "sứ quân", tranh giành quyền
lực với các "sứ quân" khác, nhờ (dựa vào) căn cứ Bình Kiều của mình ở Thanh Hóa.
Vì sao, trong khi các "sứ quân" khác, đều chiếm lĩnh và dựa vào các căn cứ của họ ở
ngoài miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thì riêng Ngô Xương Xí lại lựa chọn/và
chạy vào/trong đất Thanh Hóa?
Dễ dàng giải đáp điều này: Bởi vì, "bà nội" (Dương Thị Như Ngọc) và cả "ông trẻ"
(Dương Tam Kha - em trai bà nội nữa), rồi "cụ ngoại" (Dương Đình (Diên) Nghệ)
nữa, của Ngô Xương Xí, đều là người ở/và lập nghiệp từ/Thanh Hoá: Đất Dương Xá
(làng Giàng)! và, đây mới là điều quan trọng nhất: chính ông nội của Ngô Xương Xí
(tức: "cụ nội" của Ngô An Ngữ, và "kỵ nội" của Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt) là Ngô
Quyền (Ngô Vương Quyền) tuy quê gốc ở Đường Lâm (Sơn Tây) nhưng cũng lại
chsinh là rể đất Thanh (con rể của Dương Đình (Diên) Nghệ) và cũng đã từng từ đây
mà lập nghiệp: đem lực lượng (của họ Dương) từ đất Thanh ra Bắc, mở "chiến dịch
kép" - tiêu diệt kẻ phản bội Kiều Công Tiễn ở Đại La và cả phá quân xâm lược Nam
Hán ở Bạch đằng, năm 938!
(Roc ra điều này, ta sẽ lại có cơ sở và tiền lệ, để hiểu: vì sao mỗi khi đất Thanh Hóa
có điều bất ổn (dưới triều đại Lý Thái Tông), hoặc cần quản lý tốt (dưới triều đại Lý
Nhân Tông), thì ở tất cả những trường hợp ấy, đến lượt Lý Thường Kiệt: Ông đều
được phái đi từ Thăng Long, để "thanh tra, vỗ về", hoặc "trị nhậm, mở mang", và đều
"hoàn thành nhiệm vụ" rất tốt đẹp và trở về kinh kỳ.
Lý Thường Kiệt (Ngô Tuấn), vậy, không những là người Thăng Long gốc (đời thứ
hai), mà còn là cháu chắt chút (đời thứ năm) của cụ Tổ ("Kỵ") Ngô Quyền.
Con đường để Lý Thường Kiệt trở thành một nhân vật lịch sử lớn, vậy là đã trải qua
một hành trình trăm năm - dài từ thê skỷ X chuyển qua thê skỷ XI - và đã dẫn qua
nhiều miền đất nước - từ quê nội Sơn Tây, qua quê ngoại Thanh Hoá, mà về đến
Thăng Long. Đấy là con người biết kế tục truyền thống (tinh anh) của dòng họ, và biết
kế tục giá trị (tinh hoa) của nhiều nguồn, để mà một khi đã trở thành người thị dân
kinh đô, thì ở trên "đất rồng thiêng", biết hưởng dụng (khai thác) các vị thế thuận lợi
của và từ chốn kinh kỳ vào lúc mới định đô và khai sáng vương triều, nỗ lực lập trí

và hành động, do đó, thăng tiến mạnh mẽ được cho cuộc đời và sự nghiệp bản thân,
đồng thời, thăng hoa đẹp để được cho chốn quê hương kinh kỳ của đất nước này.
GS. LÊ VĂN LAN
(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 7/2002)

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

1 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới