NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN TRÙNG TU THÁP CỔ


 Người Việt đầu tiên trùng tu tháp cổ

Những năm đầu thế kỷ 20, từ khi H.Parmentier đặt nền móng cho công tác nghiên cứu kiến trúc và nghệ thuật văn hóa Chăm Mỹ Sơn, ông Nguyễn Xuân Đồng là người VN đầu tiên tham gia ngay từ đầu nhiều cuộc trùng tu di tích, với vai trò chuyên viên.

Ông Nguyễn Xuân Đồng (1907 - 1986) sinh tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) từ năm 1928.

Tham gia trùng tu nhiều ngọn tháp lớn

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Trần Kỳ Phương, từ tháng 7.1937, EFEO bắt đầu công việc trùng tu tại Mỹ Sơn dưới sự điều hành của Louis Bezacier và Nguyễn Xuân Đồng. Trong thời gian này, cả 2 chuyên gia đã tiến hành gia cố những đền tháp nhóm B và D. Đặc biệt, vào những năm 1937 - 1938, ngôi đền A1 - kiệt tác của kiến trúc Champa và 6 ngôi tháp nhỏ (từ A2 - A7) đã được đưa vào trùng tu trước. Từ năm 1938 - 1944, ông Nguyễn Xuân Đồng cùng đồng sự tiếp tục trùng tu, gia cố nền móng các tháp B3, B5, B6; C1, C2, C3; D1, D4. “Công cuộc trùng tu của Mỹ Sơn trong giai đoạn này được đánh dấu bằng lễ khánh thành công viên khảo cổ học Mỹ Sơn do Toàn quyền Đông Dương Decoux chủ trì vào tháng 8.1942”, ông Phương cho biết.

Không chỉ là người tham gia trùng tu nhiều ngọn tháp lớn ở Mỹ Sơn, ông Đồng còn là trợ thủ đắc lực của H.Parmentier trong việc nghiên cứu, phân loại và trưng bày các tác phẩm điêu khắc Chăm. Ông được EFEO bổ nhiệm làm quản thủ của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng từ năm 1938 - 1965 và là người Việt đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này. sau khi nghỉ hưu, ông Đồng vẫn được bảo tàng mời làm cố vấn về chuyên môn cho đến ngày ông qua đời. “Cụ Đồng có kiến thức rộng, sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm. Cũng nhờ cụ giúp đỡ mà không ít cán bộ nghiên cứu tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thời bấy giờ nâng cao hiểu biết về văn hóa Champa…”,

Ông Nguyễn Xuân Đồng (phải tam hinh )

Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới