LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM

 
👉click vào đây TẢI TÀI LIỆU


·        Nguồn gốc cây lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và ở Việt Nam

Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima). Loài lúa trồng Châu Phi đã được xác định nguồn gốc ở vùng thung lũng thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali). Loài lúa trồng Châu Á có nguồn gốc phát xuất đầu tiên ở đâu vẫn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những khai quật khảo cổ học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện đại dựa trên cơ sở phân tích phóng xạ và AND.

Trước đây có 4 giả thuyết về nơi phát xuất đầu tiên của cây lúa trồng Châu Á, đó là: nguồn gốc Trung quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông Nam Á và giả thuyết Đa trung tâm phát sinh.

----

1-Giả thuyết cây lúa trồng Châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc

Theo Giả thuyết này thì Trung Quốc là nước có bằng chứng liên quan đến cây lúa trồng sớm nhất trên thế giới được công nhận.

Để khẳng định lại điều này, trong năm 2011, một nỗ lực kết hợp của Đại học Stanford (Mỹ), Đại học New York (Mỹ), Đại học Washington (Mỹ) và Đại học Purdue (Mỹ) đã cung cấp bằng chứng để kết luận rằng lúa thuần ở Châu Á có nguồn gốc duy nhất ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc. Nhưng tùy thuộc vào đồng hồ phân tử được sử dụng bởi các nhà khoa học, thời gian xuất hiện cây lúa trồng đầu tiên ở Trung Quốc cách nay từ 8.200 đến 13.500 năm. Điều này phù hợp với các dữ liệu khảo cổ học nổi tiếng về đề tài này.

Tuy nhiên, trong năm 2003, ở Hàn Quốc khám phá nhiều hạt gạo cháy ở tỉnhChungbuk có niên đại phóng xạ khoảng 15.000 năm (IRC, 2003); nhưng nước này không thể là trung tâm nguồn gốc của cây lúa trồng Châu Á và Hàn Quốc không chứng minh được các hạt gạo khai quật đó là lúa hoang hay lúa trồng. Do đó cho đến hiện nay Trung Quốc vẫn là nước có bằng chứng cây lúa trồng sớm nhất thế giới.

---

2-Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng từ Ấn Độ

Giả thuyết này được chứng minh dựa trên di vật cổ nhất là hạt lúa và vỏ trấu được tìm thấy trên đồ gốm và trầm tích phân bò ở Koldihwa- Uttar Pradhesh, có niên đại phóng xạ 6.570 và 4.530 B.C. (Vishnu-Mittre 1976; Sharma et al. 1980).

Với niên đại đó vẩn muộn hơn nhiều so với các di vật cây lúa tìm thấy ở Trung Quốc.Do đó giả thuyết này không được nhiều người chấp nhận.

---

3-Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng ở vùng núi Đông Nam Á

Trong vùng Đông Nam Á (ĐNA) gồm cả Việt Nam, có rất ít công cuộc khai quật trên diện tích rộng lớn để nghiên cứu so với các hoạt động khảo cổ qui mô tại hai quốc gia lớn: Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy các giả thuyết về cây lúa trồng có nguồn gốc từ vùng ĐNA và các cuộc khảo cổ học quy mô của vùng này chưa có tiếng vang để tạo sức thuyết phục đối với các nhà khảo cổ học khác trên thế giới.

Giả thuyết cây lúa trồng có nguồn gốc ở Châu Á được chứng minh thuyết phục nhất bởi Higham (1989) báo cáo vỏ trấu và liềm gặt lúa bằng vỏ sò được tìm thấy ởKhok Phanom Di gần vùng vịnh Thái Lan, có niên đại phóng xạ 6.000-4.000 năm TCN. Di chỉ này có tương quan đến di chỉ văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam. Nhưng niên đại vẩn thấp hơn các di vật cây lúa trồng ở Trung Quốc. Do đó giả thuyết này cũng không được chấp nhận.

---

4-Giả thuyết đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á.

Giả thuyết này được chứng minh thuyết phục bởi Chang (1985), chuyên gia di truyền cây lúa của IRRI, ông xem xét lại tất cả tin liệu và các dữ kiện khoa học, khảo cổ, sinh học tiến hóa, hệ thống sinh học và lịch sử nông nghiệp để đưa ra kết luận rằng lúa trồng ở châu Á có thể bắt nguồn từ nhiều địa điểm một cách độc lập và đồng bộ, vì những nơi này hiện có nhiều loài lúa hoang và lúa trồng cùng sống trong một môi trường. Những địa điểm này khởi đầu từ đồng bằng sông Ganges đến miền bắc Myanmar, miền đông bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam, miền nam và tây nam Trung Quốc, và những vùng lân cận khác.

Điều này có thể suy diễn cho nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện độc lập, vì sự di chuyển xuyên quốc gia hoặc lục địa còn rất giới hạn trong thời kỳ cách nay 10-8 thiên niên kỷ.

Giả thuyết này hợp lý hơn cả vì trước khi trồng lúa con người đã thu hoạch lúa hoang để làm lương thực. Khi lúa trồng phát triển vẩn đan xen với lúa hoang và lúa hoang mất dần và nhiều loài đã tiệt chủng.

Với giả thuyết này Việt Nam có thể là một trong những nơi phát sinh cây lúa trồng ở Châu Á. Giả thuyết của Chang rất được nhiều nhà khoa học hiện đại ủng hộ.

·        Nền văn minh lúa nước ở Việt Nam

Văn minh lúa nước là những nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng dân cư có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới, và có điều kiện canh tác tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Mê kông, sông Hồng, sông Mã... mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng năm vào các mùa nước lũ.

Một số nhà khoa học khác không công nhận Đông Nam Á là trung tâm phát sinh nông nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung tâm thứ yếu. Họ cho rằng về địa thế và khí hậu, cũng như chủng tộc, miền châu thổ sông Hồng cùng nguồn gốc trong tiền sử với Nam Trung Hoa. Nên vùng Đông Nam Á là nơi phát sinh thứ yếu của cây lúa trồng từ miền nam Trung Hoa.

Một số khá đông các nhà nghiên cứu khác cho rằng Nam Trung Hoa là trung tâm chính yếu phát sinh trồng trọt song song với các trung tâm khác ở Trung Đông và Ấn Độ.

Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa học về các trung tâm sơ khởi nông nghiệp. Burkill và Sauer đưa ra nhiều chứng cứ cho rằng Á Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai, củ. Sau đó theo đường hàng hải, khoai Á Đông được phân tán đi các đảo ngoài Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ.

còn tiếp..



Bài viết liên quan:

Đánh giá của Bạn về bài viết này?

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

đăng ký nhận tin mới